Nhiều người tưởng rằng đây là cách thương yêu con. Song cho đến những năm tháng về sau, bạn mới thực sự hiểu được rằng 4 điều này vừa khiến mình thiệt thân, vừa hại con.
1. Không biến mình thành người vô gia cư chỉ để giúp đỡ con cái
Bà Triệu (Nam Ninh, Trung Quốc) là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Ở tuổi 65, đáng nhẽ ra bà sẽ được sống dưới mái nhà của mình quây quần bên con nhau. Nhưng người phụ nữ này lại không có được may mắn như vậy.
Vì không muốn con trai thua thiệt so với bạn bè cùng trang lứa, bà quyết định bán đi căn nhà duy nhất của mình để dồn tiền cho gia đình con trai mua nhà. Bà xác định sẽ sống cùng các con trong quãng đời còn lại. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Sự khác biệt về thế hệ dẫn đến thói quen sinh hoạt, quan điểm sống của bà khó đồng điệu với các con. Không thể hoà hợp, sau 1 năm chung sống, bà Triệu quyết định dọn ra ngoài.
Cho đến lúc này bà mới hối hận về quyết định bán nhà của mình. Không còn nhà, bà Triệu buộc phải thuê một phòng kho ở khu chung để ở tạm. Không có lương hưu, bà xin vào đội lao công của toà nhà để làm việc.
Mỗi khi ai hỏi tại sao ở tuổi này vẫn còn phải vất vả như vậy, bà Triệu thường gạt đi và chỉ nhắn duy nhất một điều “Chỉ sống dưới mái nhà của mình bạn mới cảm thấy thoải mái. Đừng biến mình thành người vô gia cư để dồn tiền mua nhà cho con cái”.
2. Không giao tài sản cho con cái quá sớm
Khi đến những tháng cuối cùng của cuộc đời, bạn cần phải học cách để cho bản thân một đường lui. Tài sản của bạn như một pháp khí để an hưởng tuổi già. Người già tuyệt đối không giao tài sản của mình cho con cái khi chưa qua đời. Nếu làm như vậy chẳng khác nào bạn chủ động cho con cái mình một cuộc sống dễ dàng và tự đặt mình vào thế bị động.
Người khôn ngoan sẽ chỉ giao tài sản cho con cái ở thời khắc họ gần đất xa trời nhất. Điều này sẽ giúp bạn đủ khả năng chi trả các khoản dịch vụ hưu trí nếu con cái bất hiếu. Chỉ khi người già giữ được tài sản trong tay, con cháu mới kính nể. Đặc biệt, trong những gia đình đông con, người già thường nói: “Hãy vì mình là nhất, cứ mãi lo cho con cái rồi chẳng còn xu nào”.
Thêm nữa, việc cho các con một khoản tiền quá lớn có thể khiến chúng nảy sinh thái độ sống phụ thuộc, không muốn lao động mà trở nên lười biếng, thui chột ý chí phấn đấu. Những đứa con sống trong cảnh đủ đầy, biết mình có tiền tài đôi khi không ý thức được sự vất vả của cha mẹ mà nảy sinh thói sống hoang phí, đua đòi. Nếu không biết kiểm soát chi tiêu còn dễ kéo theo nhiều tai họa.
3. Không can thiệp sâu vào cuộc sống của gia đình con cái
Một trong những cách tốt nhất để giữ mối quan hệ hoà thuận với con cái khi về già là không nên tham gia quá nhiều vào cuộc sống, quyết định, kế hoạch hay công việc gia đình riêng của các con.
Điều này không có nghĩa là cha mẹ thờ ơ với con. Đơn giản chỉ là các con cần có không gian tự do và quyền tự chủ để giải quyết mọi việc. Có như vậy, bản thân các con mới có cơ hội chín chắn và trưởng thành.
Khi cha mẹ kiểm soát cuộc sống của con cái quá mức ắt dẫn đến xung đột, xích mích. Ngay cả khi đó là ý định tốt nhưng đôi khi các con nghĩ rằng đó là sự can thiệp quá mức.
Chính vì vậy cha mẹ nên biết cách buông tay con đúng lúc, để con cái có thể học cách tự lo liệu cuộc sống, trở nên độc lập và có cái nhìn về tương lai xa hơn. Đừng nên nắm giữ nửa đời sau của con, biết cách buông bỏ mới thực sự là tình yêu đích thực.
4. Không trông cháu mà vắt kiệt sức khoẻ của mình
Khi về già, bạn thường nghĩ vì thương con nên nhận chăm sóc cháu nhằm chia sẻ bớt gánh nặng. Thực tế, mọi người cũng không muốn giao cháu nhờ người ngoài chăm sóc. Nhiều cụ ông, cụ bà cả đời làm lụng vì con, đến tuổi xế chiều lại tiếp tục trở thành “cha mẹ bỉm sữa” một lần nữa, chăm sóc cháu thay các con.
Tuy nhiên, nhiều mâu thuẫn giữa con cái và bố mẹ thường bắt đầu từ đây. Khoảng cách thế hệ dẫn đến phương pháp chăm sóc, giáo dục… con trẻ cũng có sự khác nhau.
Thêm nữa, đối với người già, không phải giúp con được bao nhiêu việc nhà mỗi ngày, điều quan trọng là chăm sóc cơ thể của chính mình thật tốt. Bởi một khi mất đi sức khoẻ, không chỉ bản thân mệt mỏi là bạn còn trở thành gánh nặng đối với con cái.
Ngoài ra, việc để ông bà kiêm luôn cha mẹ có thể thuận tiện cho người lớn nhưng lại khiến trẻ thiệt thòi. Bởi không được cha mẹ trực tiếp giáo dục, những đứa trẻ sẽ thiếu thốn tình cảm, cũng không thấu được nỗi vất vả khi chăm con mà ông bà đã trải qua.
Theo: Phụ Nữ Số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/ve-gia-cha-me-muon-bao-boc-con-cai-den-dau-cung-dung-lam-4-dieu-nay-vua-thiet-than-vua-hai-con-193230929183817241.htm