Mặc dù đưa ra phương án trả lời rất thiếu trung thực song ứng viên này lại được chọn làm giám đốc công ty. Rốt cuộc anh ta đã trả lời nhà tuyển dụng thế nào?
1. Tiêu chuẩn chọn người
Một thương nhân chuẩn bị mở nhà hàng, ông ta gấp rút tuyển dụng giám đốc quản lý công việc tại nhà hàng cho mình.
Người tuyển dụng hỏi: “Nếu anh là nhân viên bảo vệ, anh sẽ phân biệt người ra vào như thế nào?”
Ứng viên: “Trước khi nhà hàng mở cửa, tôi sẽ mời và tư vấn cho những người quần áo lượt là, sau thời gian mở cửa tôi sẽ tư vấn cho những người quần áo rách rưới.”
Người tuyển dụng: “Ok! Vậy nếu là giám đốc, anh sẽ báo cáo công việc lên cấp trên của mình thế nào?”
Ứng viên: “Nếu là một cấp trên giỏi giang có năng lực, tinh anh trí tuệ, tôi sẽ báo cáo thành tích của mình bớt đi 10%; còn nếu đó là một người không hiểu nghiệp vụ, làm việc mù mờ thì tôi sẽ báo cáo thành tích của mình tăng thêm 10%.”
Cuối cùng, thí sinh này trúng tuyển.
Lời bình
Trong công việc cần nắm bắt được điểm sáng, nhìn người phải dựa vào nhân phẩm, phẩm hạnh.
2. Quyết định của ban giám đốc
Hội nghị ban giám đốc vừa mở được một hôm, các giám đốc đã tranh luận nhiệt tình về vấn đề “tất cả các nhân viên không được uống rượu trong giờ làm việc”.
Cuối cùng, hội nghị cũng thông qua được “Lệnh cấm rượu”. Khi đó, các giám đốc đã cùng nâng cốc chúc mừng quyết định này.
Lời bình
Chúng ta thường dùng ánh mắt hà khắc để nhìn nhận, đối xử với người khác nhưng lại loa đại khái, mắt nhắm mắt mở với chính mình.
3. Rủi ro kinh doanh
Ông chủ: “Còn tồn 200 chiếc quần bò mùa hè, tôi phải làm sao?”
Đại lý: “Gửi ra ngoại tỉnh.”
Ông chủ: “Ở đó giờ cũng chẳng có người mua.”
Đại lý: “Không đến nỗi thế đâu, chỉ cần đóng gói đẹp một chút là được. Chúng tôi gửi cho khách 1 gói hàng mẫu, mỗi gói 10 chiếc quần nhưng trên đơn giao hàng chỉ ghi 8 chiếc, vờ như chúng tôi nhầm nhưng giá vẫn tính 10 chiếc. Như thế, khách sẽ vui vẻ, nghĩ rằng họ hời lớn và sẽ giữ lại hàng.”
Ảnh minh họa.
Ông chủ nghe theo lời gợi ý của đại lý, cho đóng gói hàng và gửi đi. 3 ngày sau, ông ta gọi cho đại lý, lớn tiếng quát: “Thật ngu ngốc, anh đang đẩy chúng tôi vào thế bí rồi đấy. Không một khách hàng nào đồng ý lấy hàng, họ trả lại hết, mỗi túi chỉ có chiếc quần.”
Lời bình
Việc gì bản thân mình đã không muốn, đừng áp dụng, đừng làm hay ép buộc người khác. Một khi áp dụng với người khác, chúng ta sẽ nhận lại kết quả không ra gì.
4. Thư giới thiệu
Peters biế mình đã bị đuổi việc nên đã gặp người đứng đầu bộ phận nhân sự nói chuyện.
“Dù sao thì tôi cũng đã làm ở công ty nhiều năm rồi, tôi nghĩ chí ít công ty cũng có thể viết cho tôi một lá thư giới thiệu.”
Người đứng đầu bộ phận nhân sự đồng ý và bảo anh ta hôm sau có thể nhận được thư.
Sáng hôm sau, Peters nhìn thấy trên bàn làm việc của mình có một lá thư, trên đó viết: “Peters làm việc trong công ty của chúng tôi 11 năm. Khi anh ta nghỉ việc, chúng tôi rất hài lòng.”
Lời bình
Đừng bao giờ tự cho rằng bản thân mình quan trọng, cũng không nên tùy tiện làm phiền người khác, nếu không, hậu quả sẽ rất cay đắng.
5. Nhân tài hiếm có
Ông chủ Jack đến cục cảnh sát báo án: “Có một kẻ lưu manh giả mạo làm nhân viên kinh doanh của tôi và kiếm được 100.000 USD trong thị trấn. Số tiền này lớn hơn bất kỳ khoản tiền nào mà các nhân viên của tôi kiếm được từ khách hàng. Các anh nhất định phải tìm được hắn!”
“Chúng tôi sẽ bắt được hắn và nhốt hắn vào tù.” – Nhân viên cảnh sát đáp lời Jack.
“Nhốt anh ta lại làm gì? Tôi muốn thuê anh ta!”
Lời bình
Khi lập trường khác nhau, tư duy, cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề cũng sẽ rất khác nhau.
Theo Trí Thức Trẻ