Việc khấu trừ thuế thuế GTGT của các doanh nghiệp này sẽ thực hiện như thế nào? căn cứ vào văn bản nào? đó cũng là băn khoản của nhiều bạn kế toán mà ketoan.biz nhận được khá nhiều thắc mắc trong thời gian vừa qua.
Theo Tại khoản 2, khoản 4c Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT như sau:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được”.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh có mặt hàng vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT, thì:
– Thuế GTGT đầu vào phải hạch toán riêng. Tức thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng để sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT thì được khấu trừ bình thường; phần thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng để sản xuất hàng hóa không chịu thuế GTGT thì đưa thẳng vào chi phí.
– Đối với phần thuế GTGT của hàng hóa đầu vào không hạch toán riêng được (tức không tách được thuế GTGT hàng hóa mua vào để sản xuất hàng chịu thuế và không chịu thuế) thì thuế GTGT được khấu trừ sẽ được phân bổ theo doanh thu, phần thuế không được khấu trừ đưa vào chi phí.
Riêng doanh nghiệp có dự án đầu tư thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu; số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong 03 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.