Xây dựng thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành xu hướng nổi bật tại Việt Nam trong gần đây và tương lai. Xu hướng này xuất hiện bởi sự phát triển của các mạng xã hội cùng sự gia tăng nhận thức, quan điểm sống của đại đa số các bạn trẻ, những người trẻ với nền tảng trí thức được đào tạo trong nhiều môi trường chuyên nghiệp.
Với cá nhân tôi thì điều này là một tín hiệu đáng mừng cho xu hướng phát triển thương hiệu và môi trường sáng tạo Việt Nam.
>> Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? 5 quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao
Quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân, thiết kế Vũ Digital.
Xây dựng thương hiệu cá nhân phát triển khi sự lựa chọn của con người không còn bị tác động quá nhiều bởi những hoạt động quảng cáo đại chúng tập trung vào nhận thức cảm tính, thay vào đó con người có xu hướng lựa chọn tin tưởng những cá nhân nổi bật với những giá trị phù hợp với bản thân.
Lý giải cho sự phát triển của việc xây dựng cá nhân có lẽ đến từ người Việt chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ thế hệ citizen ngày một khát khao khẳng định bản thân và sử dụng nhận thức lý tính trong mọi quyết định.
Những con số biết nói về xây dựng thương hiệu cá nhân trên thế giới
Theo thống kê từ IBM, việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng cao hơn 7 lần nếu khách hàng đó do nhân viên tư vấn và kết nối qua tài khoản mạng xã hội cá nhân của người nhân viên đó.
92% mọi người tin tưởng các đề xuất từ cá nhân (ngay cả khi họ không quen biết) hơn là từ các thương hiệu doanh nghiệp.
82% người được hỏi cho rằng họ tin tưởng một công ty nhiều hơn nếu đội ngũ lãnh đạo của công ty đó hoạt động tích cực trên các mạng xã hội.
78% nhân viên bán hàng sử dụng mạng xã hội đạt doanh số tốt hơn đồng nghiệp của họ.
Những số liệu trên cho thấy được rằng, xây dựng thương hiệu cá nhân giờ đây không phải là một điều nên làm, mà trở thành một điều bắt buộc phải làm với mọi doanh nghiệp và thương hiệu toàn cầu.
Phân biệt thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân
Có nhiều thuộc tính khác nhau giữa hai loại hình thương hiệu này, tuy nhiên chúng ta cần nhìn vào bản chất của chúng. Điều này sẽ giúp chúng ta thấu hiểu và cung cấp những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân.
Xét về bản chất, sự khác nhau lớn nhất giữa thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân đó là thương hiệu doanh nghiệp do trí tưởng tượng của con người tạo ra, nó không có thật, ngược lại thương hiệu cá nhân lại có thật, với một con người là một cơ thể vật lý trọn vẹn.
Điều này ảnh hưởng tới cách thức xây dựng thương hiệu của hai loại hình, với thương hiệu doanh nghiệp, các công ty cần có những hoạt động liên tục nhằm thuyết phục và khẳng định rằng thương hiệu có thật thông qua các hoạt động như đặt tên cho thương hiệu, thiết kế danh tính, gồm logo, hệ thống nhận diện thương hiệu…. Quan điểm của tôi, những điều này không cần thiết với thương hiệu cá nhân, vì mỗi cá nhân đã được Cha Mẹ ban cho một danh tính đầy đủ khi bước vào cuộc sống.
Từ đây bạn sẽ hiểu rằng, thiết kế logo cá nhân sẽ là một điều lãng phí, bởi gương mặt, cơ thể bạn chính là tín hiệu nhận diện mạnh mẽ hơn cả. Đừng để mọi người tương tác với bạn qua một biểu tượng không cảm xúc.
Tại Việt Nam mình có câu thành ngữ “chọn mặt gửi vàng”, theo tôi câu nói này rất hay, hãy luôn nhớ về nó khi xây dựng thương hiệu cá nhân.
Những điểm giống nhau giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp
- Cùng một mục tiêu: hai loại hình này đều hướng đến con người và mục tiêu là đạt được nhận thức tốt của khách hàng tiềm năng.
- Công cụ sử dụng: thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp đều dùng chung những công cụ truyền thông, marketing như mạng xã hội, blog, podcast, báo in, hội thảo…
Những điểm khác nhau giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp
- Khác về chủ thể: thương hiệu cá nhân đại diện cho một con người, thương hiệu doanh nghiệp đại diện cho một tổ chức.
- Thực thể: thương hiệu cá nhân là một thực thể, thương hiệu doanh nghiệp là do trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra.
Tại sao cần một quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản?
Truy cập Google với từ mục tiêu tìm kiếm cách thức xây dựng thương hiệu cá nhân, thật khó để tôi có thể tìm kiếm một quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân đạt được hai tiêu chí: đơn giản và dễ thực hiện.
Xây dựng thương hiệu cá nhân không khó và cũng không cần quá nhiều giai đoạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân yêu cầu người thực hiện phải sở hữu tính cách nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình đặt ra với thời gian tính bằng năm.
Hiểu đơn giản hơn, khi xây dựng thương hiệu cá nhân trọng tâm cần đặt vào nỗ lực liên tục duy trì của cá nhân đó. Quy trình thực hiện đơn giản sẽ giúp bắt đầu với sự tự tin và sớm bước vào trạng thái duy trì.
Kiến thức này là miễn phí, tôi đúc kết và chia sẻ quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân 3 bước đơn giản với mong muốn các cá nhân dành thời gian cho việc cống hiến, duy trì những giá trị có ích tới cộng đồng.
Điều quan trọng tôi muốn chia sẻ, ai cũng cần và có thể thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua quy trình ba giai đoạn đơn giản này.
Quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân 3 bước
Bước 1: Thấu hiểu bản thân
1.1 Đối mặt với nỗi sợ
Hãy liệt kê những nỗi sợ mà bạn che giấu, bạn cần viết chúng ra và đối mặt với chúng, không cần giấu chúng nữa, bạn có thể cho mọi người biết những điều này một cách trung thực và nhìn nhận chúng là những sai lầm của quá khứ.
Điều này giúp bạn không mệt mỏi vì phải nói dối trong tương lai. Sai lầm không đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta dành quá nhiều thời gian và tâm trí để che giấu chúng. Khi không còn gì khiến bạn sợ hãi, sẽ không ai có thể cản trở con đường đến mục tiêu.
Cách xác định nỗi sợ rất đơn giản, bạn hãy liệt kê những lần nói dối gần đây của mình, tìm kiếm xem bạn thường phải che giấu hoặc né tránh về chủ đề nào liên quan tới cá nhân mình.
Ví dụ: nếu bạn không phải là một người được đào tạo chuyên sâu, không có bằng cấp về một lĩnh vực mà bạn yêu thích, hãy nói điều đó với mọi người, rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nhận định mình là “nhà khoa học tự học”, việc tự học đôi khi lại là một phương pháp hiệu quả giúp bạn ghi nhớ và dễ dàng truyền tải chúng lại cho người khác.
Hãy là chính bạn, chấp nhận cả khiếm khuyết và mọi sai lầm, đó có thể là sự khác biệt và là lợi thế. Đừng gồng mình thay đổi để trở thành một người khác.
1.2 Xác định chuyên môn đặc thù
Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh đã đưa ra chiến lược tập trung, ông cho rằng các doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế lớn nếu tập trung tài nguyên của mình vào những thị trường hẹp, nhất định, hay còn được gọi là thị trường ngách. Lý thuyết này theo tôi là tuyệt vời và nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công.
Khác với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân không phải xác định thị trường ngách, thay vào đó, mỗi cá nhân cần xác định chuyên môn đặc thù của riêng mình, đây là phạm vi kiến thức mà bạn muốn tập trung năng lượng và thời gian khi thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân. Đây là một môi trường phù hợp giúp bạn phát huy mọi tiềm năng.
Xác định chuyên môn đặc thù giúp bạn dễ dàng tập trung và tránh các đối thủ nặng ký khác.
Ví dụ: Marketing là một lĩnh vực rộng lớn, bạn hãy làm phép thu hẹp, từ Marketing thu hẹp cấp 1: Digital Marketing, thu hẹp cấp 2: SEO, thu hẹp cấp 3…
1.3 Xác định những giá trị mà bạn sở hữu
Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân mình, bạn cần xác định những giá trị mình sở hữu và những giá trị bạn đang tạo ra cho cộng đồng. Để làm được điều này, bạn cần nhìn vào quá trình phát triển của bản thân, nhìn vào những điểm tích cực mà bạn đã đem đến cho thế giới.
Trò chuyện hoặc tạo những bảng khảo sát ngắn với những người thân quen của bạn cũng đem đến những thông tin giúp bạn xác định những giá trị tuyệt vời. Kết quả của giai đoạn này là một khung giá trị, hãy cố gắng liệt kê và loại bỏ chúng để tìm thấy ba giá trị tốt và khác biệt nhất.
1.4 Biết điều mình thích và muốn làm
Còn gì vui hơn khi làm điều mình yêu thích và đam mê phải không? Nếu bạn là một người thích viết bài và muốn chia sẻ nhiều kiến thức tốt đẹp cho cộng đồng, chiến lược content marketing sẽ rất phù hợp. Ngược lại, nếu bạn không biết quay phim hoặc biên tập video, hãy tránh xa Youtube.
1.5 Đặt ra mục tiêu
Chúng ta không thể đến đích nếu không biết mục tiêu của cuộc hành trình, vì thế, bạn cần đặt ra mục tiêu của mình. Hãy sử dụng phương pháp liệt kê và loại bỏ để tìm kiếm và chỉ giữ lại một mục tiêu cuối cùng.
Bước 2: Tạo nhận diện cá nhân
2.1 Hình ảnh đại diện
Như chúng tôi đã chia sẻ phía trên, một số khách hàng khi tìm tới tôi sử dụng dịch vụ thiết kế logo đã yêu cầu thiết kế logo cá nhân, tôi sẽ từ chối những yêu cầu này vì không muốn khách hàng bỏ ra một khoản ngân sách để đổi lấy một thiết kế không hiệu quả và không tốt bằng thứ hiện hữu. Thứ hiện hữu ở đây chính là khuôn mặt của khách hàng.
Quay lại thông số mà chúng tôi chia sẻ phía trên về thương hiệu cá nhân, mọi người có xu hướng yêu thích tương tác giữa người với người hơn là người với thương hiệu, doanh nghiệp.
Thương hiệu doanh nghiệp cần thiết kế logo bởi lẽ thương hiệu doanh nghiệp không phải là một thực thể, nó được tạo ra trong trí tưởng tượng của chúng ta, vì thế nó cần một thiết kế logo để đại diện cho chính mình.
Thương hiệu cá nhân thì khác, chúng ta được sinh ra với một khuôn mặt không thể nhầm lẫn với bất kỳ một ai khác trên thế giới. Và nếu như bạn không muốn ai đó nhìn thấy khuôn mặt của mình vì những lý do như “không ăn ảnh”, “không thích chụp hình”, “giữ sự riêng tư”… tôi khuyên bạn nên dừng đọc tại đây.
Tính nhất quán là một yếu tố quan trọng trong mọi loại hình thương hiệu, vì vậy hãy đầu tư và đến một studio chuyên nghiệp, chụp một tấm hình đại diện và sử dụng chúng liên tục và duy nhất trong tương lai.
Đừng lo lắng về sự thay đổi ngoại hình do tác động của thời gian khi so sánh bạn trong hình ảnh với đời thực, mọi người sẽ chấp nhận, miễn là nó thực tế. Một lời khuyên là xin đừng “photoshop” quá đà hoặc trang điểm quá đậm, hãy giữ nguyên bản sắc của mình và chân thật.
2.2 Từ khóa theo đuổi
Trong thương hiệu có một thuật ngữ quan trọng khi xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng cần điều tương tự, nhưng cần được hiểu đơn giản hơn đó là từ khoá mà bạn theo đuổi:
Từ khóa này là một danh từ liên quan tới chuyên môn đặc thù mà bạn đã xác định.
Ví dụ: Tôi luôn mong muốn mọi người kết nối mình với từ khoá “thương hiệu”
2.3 Xây dựng đặc tính cá nhân
Đặc tính là nội dung giúp bạn khác biệt so với phần còn lại của thế giới, khi xây dựng thương hiệu cá nhân bạn cần tìm thấy và theo đuổi đặc tính đó.
Ví dụ: Cầu toàn
2.4 Tuyên ngôn thương hiệu cá nhân
Tuyên ngôn thương hiệu cá nhân giúp bạn dễ dàng giới thiệu với người khác qua một đoạn văn ngắn, nó cũng hữu ích trong việc giúp bạn chia sẻ giới thiệu về mình trên các mạng xã hội.
Cú pháp gợi ý: [Tính từ] + [hành động của bạn] + [chuyên môn đặc thù] + [giá trị bạn đem lại cho cộng đồng]
Ví dụ: Đam mê nghiên cứu rồi thay đổi thiết kế và thương hiệu rồi chia sẻ chúng tới cộng đồng miễn phí.
2.5 Viết một câu chuyện về bản thân
Sở thích được nghe qua các câu chuyện kể xuất phát từ cội nguồn xa xôi nhất của nhân loại trong những thời gian rảnh rỗi sau khi săn bắn và hái lượm. Phương tiện kể chuyện khi đó mới chỉ là những hình thù sơ khai, được khắc lên dãy hang động lớn nhỏ bằng những công cụ thô sơ nhất.
Từ xa xưa các Pharaon đều sử dụng những câu chuyện để thuyết phục mọi người tôn thờ mình khi truyền thông mình là người được các thần linh, đấng tối cao cử xuống để truyền đạt những ý muốn, với các hoàng đế Trung Hoa thì được kể lại rằng mình có “Chân mệnh thiên tử”…
Mặc dù thời điểm hiện tại khoa học đã phát triển, không còn đất sống cho những câu chuyển chưa được kiểm chứng và thiếu chứng cứ, nhưng trong sâu thẳm của mỗi con người, vẫn luôn mong muốn lắng nghe những câu chuyện.
Tôi đưa ra ví dụ trên không phải khuyến khích các bạn, những cá nhân đang đọc bài chia sẻ này tạo nên những câu chuyện hư cấu, đừng làm như vậy! Ví dụ trên đưa đến kết luận rằng con người yêu thích những câu chuyện.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững trong thời đại ngày nay thì sự thật là nguyên tắc quan trọng số một. Mọi câu chuyện cần được xây dựng trên nền tảng là sự thật, như tôi đã chia sẻ tại 1.1, đừng phí thời gian và năng lượng của mình để che giấu bất kỳ điều gì và sự thật bao giờ cũng hấp dẫn.
Bước 3: Truyền tải
Đây là thời điểm quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu cá nhân, như đã chia sẻ, giai đoạn cuối cùng này quyết định chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân có thành công hay không. Thông qua giai đoạn 1 và 2, bạn đã xác định được những nội dung nền tảng.
Giai đoạn 3 bạn cần thực hiện sáng tạo, thiết kế nội dung và hình ảnh, sau đó truyền tải chúng qua những nền tảng sau:
3.1 Lên kế hoạch
3.2 Xây dựng nội dung
3.3 Blog
3.4 Mạng xã hội
3.5 Kết nối, mở rộng và duy trì các mối quan hệ
Xây dựng thương hiệu cá nhân hãy nhớ rằng bạn là người thực hiện chính yếu, không ai có thể giúp đỡ bạn nhiều. Những người chuyên tư vấn thương hiệu cá nhân sẽ hiệu quả với bạn trong giai đoạn đầu, giai đoạn phân tích và xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân, nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn có thực hiện và duy trì chiến lược đó liên tục hay không.
Nguồn bài viết: https://vudigital.co/huong-dan-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-voi-mo-hinh-3t-don-gian.html