Làm thế nào để có thể quản lý tài chính của doanh nghiệp? Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng giải đáp những vấn đề này ngay sau đây nhé.
{index}
Thế nào là quản lý tài chính doanh nghiệp?
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc tổ chức, lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Cụ thể: Kiểm soát dòng tiền; cân bằng giữa tỷ lệ sinh lời và rủi ro kinh doanh; lợi nhuận từ nguồn vốn chủ sở hữu,…..Tất cả đều nằm trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận; mà còn hỗ trợ phát triển vững mạnh trên thị trường kinh trường. Vậy các bước xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập phải bắt đầu từ đâu?
Hướng dẫn các bước xây dựng kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch tài chính doanh nghiệp là một việc làm thiết yếu và được thực hiện định kỳ. Mục tiêu của kế hoạch quản lý tài chính là giúp doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát dòng tiền; tối ưu hóa mọi chi tiêu; kiểm soát mọi khoản đầu tư sinh lời. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp sẽ được xây dựng theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Nắm rõ thông tin thị trường để hoạch định tài chính doanh nghiệp
Thực hiện công việc nghiên cứu xu hướng thị trường là một bước không thể thiếu khi tiến hành lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp. Công việc này giúp doanh nghiệp thu thập đầy đủ các thông tin quan trọng, bao gồm: Số liệu kinh doanh của doanh nghiệp; và sự phản hồi của thị trường kinh doanh. Các nhà quản lý doanh nghiệp càng có tầm nhìn rộng và thiệt thực, thì càng thiết lập một mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá tình hình tài chính trong nội bộ doanh nghiệp giúp nhà quản lý có các nhìn tổng thể, chính xác; đánh giá mức độ tài chính hiện tại của doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Trước khi bắt đầu một kế hoạch quản lý tài chính mới, doanh nghiệp phải thống kê, đánh giá lại tất cả các kế hoạch “cũ” của doanh nghiệp; giúp các nhà quản lý đề xuất phương án cần thiết để phát triển tài chính doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 2: Xác định, dự đoán nhu cầu tài chính của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là “vốn” hay nói cách khác là “tiền”; đó là một loại tài sản có tính linh động và hữu ích nhất. Nếu như nguồn tình mặt của doanh nghiệp bị sụt giảm nhanh chóng; việc này đồng nghĩa với tính chủ động kiểm soát tài chính của doanh nghiệp đang gặp vấn đề lớn. Doanh nghiệp cần sử dụng tiền mặt trong các hoạt động đầu tư; thanh toán hàng hóa; mở rộng quy mô kinh doanh. Những hoạt động này nếu bị dừng lại thì khả năng phát triển của doanh nghiệp sẽ không còn.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần cân bằng giữa mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời với nguồn vốn của doanh nghiệp đang có; có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định mục tiêu của mình muốn hướng đến; đầu tư vào dự án nào để sinh lời ngắn hạn hay dài hạn; nói cách khác đó là xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương án để doanh nghiệp xác định nhu cầu tài chính, bao gồm: Tính toán tỷ lệ phần trăm trên doanh thu giúp doanh nghiệp dễ dàng dự đoán như cầu tài chính; lập bảng cân đối kế toán (phương án này được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn); Dự báo vòng quay của nguồn vốn,…. Xác định mục tiêu, nhu cầu tài chính rõ ràng; giúp cho các nhà quản lý lên ý tưởng phù hợp cho kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Bước 3: Thu thập thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch quản lý tài chính phù hợp
Muốn lập một bản kế hoạch quản lý tài chính có thể triển khai trong thực tế; thì không thể bỏ qua bước thu thập dữ liệu nền tảng của doanh nghiệp. Những thông tin hữu ích này sẽ là “kim chỉ nam” giúp các nhà quản lý định hướng một chiếc lược xác thực nhất.
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp qua từng giai đoạn
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bản báo cáo tổng quát các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Bảng báo cáo này sẽ là một công cụ hữu ích trong định hướng quản trị kinh doanh; vì mọi nhà quản lý muốn lập kế hoạch tài chính tối ưu nhất phải nắm rõ tình hình thực tế trong doanh nghiệp.
Thông tin dự báo dòng tiền thu – chi
Dự báo dòng tiền này sẽ giúp các nhà quản lý theo dõi các khoản dự kiến sẽ chi hoặc thu. Dựa vào đó có thể lập bảng kế hoạch cân đối dòng tiền thu – chi phù hợp; tránh rủi ro bội chi mà các doanh nghiệp trong kinh doanh thường mắc phải. Điều này giúp cân bằng vốn nội tại doanh nghiệp; lập nguồn tiền dự trù trong tương lai.
Bảng cân đối kế toán thể hiện sự biến động qua từng thời kỳ
Bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh được giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp hiện có của doanh nghiệp. Đây được xem là một dữ liệu quan trọng; nó có thể giúp các nhà quản lý nhìn toàn cảnh nguồn lực tài chính ở một chu kỳ cụ thể. Nguồn gốc hình thành nên tài sản được gọi là nguồn vốn; nguồn vốn được cấu tạo từ 2 loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Bảng cân đối này sẽ hiển thị rõ chủ sở hữu doanh nghiệp có đang bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nợ phải trả; từ đó các nhà quản trị sẽ lên kế hoạch nên thanh lý; thu mua doanh nghiệp; hay luân chuyển,… để phù hợp với kế hoạch quản lý tài chính.
Bước 4: Phát triển kế hoạch quản lý tài chính
Dựa vào các thông tin, dữ liệu đã thu thập ở trên; nhà quản lý doanh nghiệp cùng đội ngũ sáng lập kế hoạch bắt đầu phác thảo những bước đi cho kế hoạch quản lý tài chính. Nhà sáng tạo kế hoạch buộc phải phân tích những ưu điểm và nhược điểm từ những kế hoạch trước; rút kinh nghiệm và đề ra một kế hoạch tối ưu, có lợi và thực thi nhất. Sau khi đã lập bảng kế hoạch, nhà sáng tạo phải chú thích rõ ưu và nhược điểm của bảng kế hoạch; những lưu ý về nghĩa vụ nộp thuế nhà nước; hệ thống tài chính với nguồn tiền được phép thu – chi; xem xét vấn đề nhân lực doanh nghiệp,…
Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch quản lý tài chính
Triển khai kế hoạch tài chính
Cần một thời gian khá dài để doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch quản lý tài chính. Có những kế hoạch phải mất hơn nửa năm để triển khai; tiếp đến sẽ là quá trình doanh nghiệp thu nhận kết quả của kế hoạch, tiến hành ngay việc chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Sẽ có nhiều vấn đề sẽ xảy ra trong giai đoạn này; bởi dù ít hay nhiều thì bản kế hoạch quản lý tài chính mới sẽ thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp; nhưng cũng sẽ có những rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhất thời để thay đổi toàn bị cục diện; dù là phát triển hay chỉ là tồn tại.
Bước 6: Giám sát kế hoạch quản lý tài chính
Trong quá trình kế hoạch quản lý tài chính được thực thi trên thực tế; các nhà quản lý phải theo dõi sát sao từng bước “chuyển mình” của bản kế hoạch; nhằm kịp thời bổ sung, sửa chữa; điều chỉnh tránh xảy ra sơ suất. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng ra một phương án phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dự phòng và lập nguồn vốn dự trù. Ngoài ra, các nhà quản lý phải luôn theo dõi thị trường kinh doanh; bởi chỉ có nắm bắt thị trường nhanh nhạy thì mới có thể thay đổi kịp thời kế hoạch tài chính; đây là một “chìa khóa vàng” đem đến sự thành công cho doanh nghiệp.