Trong cuộc sống, chúng ta thường tích lũy một số lượng lớn vật phẩm, một số vì thói quen tiết kiệm, một số vì vướng mắc tình cảm. Tuy nhiên, có hai món đồ cũ không nên nương tay mà phải vứt bỏ ngay, bất kể tình huống như thế nào.
Bát đĩa cũ
Bát đĩa thường là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng vì thế mà chúng ta thường không chủ động vứt đồ cũ, mà cứ tích trữ trong nhà.
Tuy nhiên, việc giữ lại quá nhiều bát đĩa cũ lại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và tâm lý cá nhân.
Đầu tiên, chúng có thể chiếm rất nhiều không gian. Khi tủ và khu vực lưu trữ bị chiếm dụng bởi đủ loại đồ cũ không dùng đến, tất cả không chỉ khó sắp xếp, khó lấy đồ, mà còn mang lại cảm giác lộn xộn cho nhà bếp.
Bát đĩa cũ chất đống trong tủ dễ tích tụ bụi bẩn, bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Bậc thầy dọn dẹp Marie Kondo cho rằng, nhiều người đang sống trong sự lộn xộn về thể chất có thể dẫn đến bất hạnh, căng thẳng và thậm chí trầm cảm.
Dành thời gian sàng lọc những thứ lộn xộn để tìm thứ gì đó có thể chiếm một lượng lớn thời gian, có khả năng làm mất thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng khác và thói quen tự chăm sóc bản thân.
Thứ hai, quá nhiều bát đĩa cũ cũng có thể sinh sôi vi khuẩn và các vấn đề vệ sinh. Theo thời gian, bề mặt của đồ dùng sẽ xuất hiện các vết xước và trầy. Những vết trầy xước này đều có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn.
Đồng thời, do lâu ngày không sử dụng tới, bát đĩa cũ chất đống trong tủ dễ tích tụ bụi bẩn, bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra bát đĩa cũ, thu dọn và thay thế những bát đĩa bị hỏng, ít hoặc đã lâu không sử dụng. Điều này không chỉ có thể tạo ra nhiều không gian lưu trữ hơn cho ngôi nhà mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chúng ta.
Quần áo, giày dép cũ
Quần áo, giày dép cũ cũng là những vật dụng mà chúng ta thường ngại dọn dẹp và vứt đi. Tuy nhiên, chúng là “thủ phạm chính” trong việc chiếm dụng không gian, cản trở sự ngăn nắp và có thể dẫn đến mua sắm bốc đồng.
Thứ nhất, quá nhiều quần áo và giày dép cũ chất đấy các ngăn chứa khiến bạn không thể cất giữ, sắp xếp đồ đạc một cách hiệu quả. Khi tủ quần áo đầy quần áo cũ, chúng ta thường khó tìm thấy quần áo mình cần và rất khó để duy trì không gian tủ quần áo sạch sẽ và ngăn nắp.
Quần áo cũ là “thủ phạm chính” trong việc chiếm dụng không gian, cản trở sự ngăn nắp và có thể dẫn đến mua sắm bốc đồng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, thói quen này cũng có thể mang lại cảm giác chật chội, bừa bộn cho căn phòng, khiến môi trường sống của chúng ta trở nên hỗn loạn.
Thứ hai, khi nhìn thấy một tủ quần áo đầy đồ cũ, chúng ta có thể nảy sinh cảm giác: Đã lâu rồi không mua sắm. Điều này khiến mọi người trở nên dễ dãi hơn khi đưa ra các quyết định shopping. Khi bắt gặp một món đồ hợp mắt, bạn khó cưỡng lại ý muốn mua hàng, bởi cảm giác mình không có đủ sự hài lòng.
Sự thôi thúc mua sắm này không chỉ khiến chúng ta tốn tiền mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng lộn xộn của không gian.
Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên dọn dẹp tủ đồ, đem tặng, quyên góp hoặc bán bớt những bộ quần áo, giày dép cũ ít sử dụng, không còn phù hợp. Điều này không chỉ tạo ra nhiều không gian hơn, giúp ngăn tủ trở nên gọn gàng, mà còn giúp đỡ những người có nhu cầu và giảm lãng phí đồ đạc.
Tổng kết
Dọn dẹp hai loại đồ cũ – bát đĩa cũ, quần áo và giày dép cũ – là một bước cần thiết để giữ cho ngôi nhà của chúng ta gọn gàng và lành mạnh.
Khi bỏ bớt bát đĩa cũ, chúng ta có thể tạo ra một môi trường nhà bếp gọn gàng và giữ cho thực phẩm an toàn, sạch sẽ. Khi dọn dẹp quần áo và giày dép cũ, chúng ta có thể tạo thêm không gian lưu trữ, giảm mua sắm bốc đồng và cung cấp đồ dùng cho những người đang thiếu thốn.
Bằng cách dành 10 phút mỗi ngày để dọn dẹp, bạn có thể hoàn thành công việc nhà mà không phải cảm thấy như bạn phải dành cả ngày cuối tuần để “tút tát” lại toàn bộ ngôi nhà của mình. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, nên cố gắng dành 10 phút mỗi ngày để dọn dẹp. Điều này có nghĩa là bạn hãy dọn dẹp nhà vệ sinh, làm trống máy rửa bát hoặc hút bụi một phòng trong nhà của bạn.
Bằng cách dành 10 phút mỗi ngày để dọn dẹp, bạn có thể hoàn thành công việc nhà mà không phải cảm thấy như bạn phải dành cả ngày cuối tuần để “tút tát” lại toàn bộ ngôi nhà của mình.
Điều này sẽ giúp bạn trân trọng môi trường sống của mình tốt hơn – hãy sống như thể bạn thực sự trân trọng thiên đường để trở về.
*Nguồn: Sohu
Theo Trí thức trẻ