Tại sao sách làm giàu lại nhận được nhiều sự quan tâm? Lý do quan trọng là nó không dạy bạn cách sử dụng các chiến lược đầu tư để kiếm tiền, mà cho bạn biết cách thay đổi từ cốt lõi – chính bản thân bạn. Khi thay đổi suy nghĩ, hành vi sẽ thay đổi một cách tự nhiên, từ đó tạo ra sự giàu có.
Bản thân Harford không xuất thân từ gia đình giàu có, kinh nghiệm của ông đều đến từ quá trình mày mò và trải nghiệm thực tế. Tạp chí Cheers đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông để xin lời khuyên giúp đối mặt với tình hình thay đổi ngày nay.
Dưới đây là 5 điểm khác nhau giữa người giàu và người nghèo do triệu phú này chỉ ra. Nếu muốn cuộc sống khá lên thì cần phải thay đổi ngay.
1. Người giàu làm việc để trở nên giàu có, người nghèo chỉ suy nghĩ “mình muốn trở nên giàu có”
Hầu hết mọi người không thể đạt được những gì họ muốn bởi vì họ không hành động. Nhưng những người giàu có hoàn toàn nhận thức được về mục tiêu của mình, họ sẽ không dao động và toàn tâm toàn ý tham gia vào việc tạo ra của cải.
“Muốn” không nhất thiết phải dẫn đến “có”, nhưng muốn mà không đạt được sẽ chỉ dẫn đến ham muốn nhiều hơn. Bắt tay vào hành động chính là cách duy nhất để đạt được những gì mình muốn, chẳng hạn như làm việc nhiều hơn, học tập nhiều hơn, hy sinh thời gian tụ tập với gia đình và bạn bè…
Không phải ai cũng có thể chấp nhận đánh đổi, nhưng những người giàu đã chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng hy sinh những điều này để làm giàu.
2. Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc, người nghèo lại rất giỏi tiêu tiền
Người giàu không thông minh hơn người nghèo, nhưng thói quen quản lý tiền của người giàu khác với người nghèo. Do đó, bạn phải hình thành thói quen và khả năng quản lý những khoản tiền nhỏ để có cơ hội kiếm được những khoản tiền lớn.
Harford đề nghị mở một tài khoản riêng tại ngân hàng, để mỗi khi bạn nhận được một khoản tiền, hãy bỏ 10% số tiền đó vào tài khoản này và chỉ sử dụng chúng cho mục đích đầu tư và tạo thu nhập, hoặc sử dụng sau khi nghỉ hưu. Ngay cả khi bạn không có nhiều tiền, bạn có thể bắt đầu với một số tiền rất nhỏ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một “quỹ tự do tài chính”, tạo cho mình thói quen luôn bỏ một ít tiền vào đó mỗi ngày và tập trung toàn lực để đạt được mục tiêu tự do tài chính.
Điều quan trọng là phải biến điều này thành thói quen. Harford giải thích: “Một trong những bí quyết tuyệt vời của việc quản lý tiền bạc là ‘cân bằng’ để không phá hủy thành quả của quá trình làm việc chăm chỉ lâu dài. Sau khi trừ đi các quỹ trên, thu nhập còn lại nên gửi vào 4 tài khoản: 10% gửi dài hạn, 10% học vấn, 50% nhu cầu sinh hoạt, 10% phát sinh.”
3. Người giàu chọn chi trả dựa theo kết quả, người nghèo chọn chi trả dựa theo thời gian
Người nghèo thích nhận một mức lương cố định hàng tháng vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn, nhưng Harford chỉ ra rằng sự “an toàn” này phải trả giá bằng việc không thể trở nên giàu có. Vì nếu đổi thời gian để lấy tiền, thời gian có hạn nên tất nhiên phần thưởng thu được sẽ có hạn.
Ngược lại, người giàu thường sở hữu một số hình thức kinh doanh và kiếm thu nhập từ lợi nhuận. Harford khuyên mọi người nên có công việc kinh doanh của riêng mình, dù là toàn thời gian hay bán thời gian. Ngay cả khi không có ý tưởng khởi nghiệp, bạn có thể tận dụng tiềm lực công ty, chẳng hạn như làm nhân viên kinh doanh, tạo ra tiền thưởng dựa trên hiệu quả công việc. Đây cũng là một phương pháp có tính chi phối cao tương tự như bản chất của khởi nghiệp.
4. Người giàu tìm cách có cả hai, người nghèo mới đau đầu để lựa chọn
Người nghèo và phần lớn tầng lớp trung lưu nhìn thế giới dưới góc độ “có giới hạn”, nhưng người giàu lại tìm cách sử dụng khả năng sáng tạo để đạt được mục tiêu “có cả hai thứ”.
Harford nhấn mạnh rằng, ngay từ bây giờ, khi đứng trước sự lựa chọn một trong hai, hãy tự hỏi bản thân rằng: “Làm thế nào để tôi đạt được cả hai điều này?”
Bằng cách này, tâm trí của bạn sẽ không chỉ xem xét cách lựa chọn giữa hai điều đó, mà còn tìm ra cách để thực hiện cả hai. Miễn là bạn hành động, bạn có thể đạt được thành công.
5. Người giàu dùng tiền kiếm ra tiền, người nghèo dùng sức để kiếm tiền
Mục tiêu của người giàu là đạt được sự tự do tài chính càng sớm càng tốt, từ đó đem tới khả năng hưởng thụ cuộc sống mà họ mong muốn, giảm bớt áp lực và sự phụ thuộc vào công việc hay tiền bạc.
Mục tiêu này có thể đạt được thông qua “thu nhập thụ động”, là thu nhập có thể mang lại lợi ích mà không cần có sự tham gia của bản thân, chẳng hạn như tiền lãi và lợi nhuận sau khi bỏ tiền ra đầu tư.
“Người nghèo chọn tức thì, người giàu chọn lâu dài”, Harf chỉ ra. Thông qua việc tiết kiệm, hãy tích lũy vốn rồi tham gia đầu tư để tiền đẻ ra tiền. Đây là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo: người nghèo coi 1 đô la là 1 đô la và đổi tiền lấy thứ họ muốn trước mặt; người giàu coi mỗi đô la như một “hạt giống”, và sau khi trồng nó, họ có thể kiếm được 100 đô la.
Vì vậy, mỗi đô la bạn chi tiêu hôm nay chính là tiêu hàng trăm đô la trong tương lai. Trước khi quyết định mua một món hàng hấp dẫn nào đó, hãy để mục tiêu “tự do tài chính” trong đầu ngăn cản bạn.
*Theo: Aboluowang / Nhịp sống thị trường