Bước vào độ tuổi tam thập nhi lập, bạn chẳng có gì khác ngoài đôi chân vững vàng và một cái đầu tri thức, được trang bị đầy đủ vũ khí chống lại bão tố cuộc đời và sự leo thang của giá nhà đất.
“Những người 8X xung quanh tôi, họ hoặc là đứng yên không chịu hành động hoặc hành động trong sự mơ hồ, tôi không biết họ sẽ đứng vững trên mặt đất với sự tự hào hay ngã cái phịch xuống đất”. (Giang Phương Châu).
Thứ duy nhất còn sót lại của tuổi trẻ là khuôn mặt cau có và gượng cười cho qua
Tôi sinh năm 1989 ở độ tuổi vụng về và thế hệ của tôi khá là mờ nhạt. Tôi chỉ có thể viết về sự trưởng thành của những người xung quanh mình. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo. Trước khi học trung học, tôi đã chuyển đến một thành phố lớn và tuy xa quê nhưng tôi vẫn nhớ tất cả các bạn cùng lớp. Mấy năm nay về thăm quê mới thấy ai rồi cũng khác. Hầu hết các bạn học hồi tiểu học và trung học cơ sở của tôi đều chưa từng rời xa thị trấn nhỏ này và thật khó để họ rời đi. Hầu hết bạn bè tôi đều là con cái những nhân viên làm trong ngành đường sắt và tương lai của họ hầu hết đều gắn liền với đường sắt.
Cứ như thế, họ thừa hưởng các kinh nghiệm trong ngành này từ cha mẹ và truyền cho con cháu đời sau. Cuộc đời các bạn tôi giống hệt nhau như những bức tranh được in từ xưởng: một mảnh đất nhỏ, một ngôi nhà với bốn bức tường và những bộ đồng phục của ngành được treo thẳng thớm trên tường.
Một số bạn may mắn hơn, có mối quan hệ rộng thì đã đi làm công việc khác rồi, còn những người không được may mắn như vậy thì chỉ biết oán trách tương lai mà thôi.
Tôi chỉ có thể thuyết phục họ bằng cách chấp nhận, đừng nghĩ đến vấn đề thực tế như vậy mà hãy hết lòng tận hưởng tuổi trẻ. Những người bạn cùng lớp nghe xong đều nhìn tôi rất kỳ quái và không nói nên lời, tôi cảm thấy mình là một kẻ đạo đức giả. Tuổi trẻ họ chỉ là một khuôn mặt lấm lem bùn đất, ước mơ thuở nhỏ của họ dường như tan biến, họ chỉ còn cách cắm đầu làm việc mà mình không muốn.
Tuổi 30 chưa chịu đứng là do thích kiểu lấp lửng đã quen thuở 20
Nếu các bạn học cấp 1, cấp 2 của tôi hầu như chưa từng có tuổi trẻ, thì các bạn học cấp 3 của tôi đã trẻ trung như vậy suốt quãng đời thanh thiếu niên, họ sải bước trên những con đường băng rộng lớn như tương lai mai sau của họ vậy. Có những người bạn cùng lớp xung quanh tôi đã xem giá nhà từ năm thứ nhất. Họ nghiên cứu các tờ báo lớn hàng ngày, xem xu hướng giá nhà và tính toán mức lương hàng ngày hoặc thậm chí hàng giờ sau khi làm việc để có thể mua được một căn nhà.
Một số bạn đại học khác rất chăm chỉ, tiến bộ, tham gia vào các cuộc bầu cử khác nhau, dũng cảm đấu tranh cho nhiều đúng đắn, làm nhiều ngành nghề khác nhau. Biết rằng quá trình này ban đầu được gọi là “đấu tranh”.
Người xưa cho rằng “Tam thập nhi lập”, cho thấy 30 là độ tuổi quan trọng để người đàn ông đưa ra quyết định cho cuộc đời mình. Không biết nguyên nhân gì khiến những người 8X xưa buộc bản thân phải gấp rút lập nghiệp, nhưng thời nay, những người 8X quanh tôi vẫn giữ nguyên tư thế “ngồi xổm tuổi đôi mươi”. Tư thế này là ngồi chờ, không mấy lo lắng vì việc gì phải gấp gáp. Cứ thế, anh ta có thể sẽ đứng thẳng, hoặc sẽ khuỵu gối xuống nếu mỏi lưng.
Phụ nữ tuổi tam thập đang lo lắng về hai chữ: hôn nhân
Khoảng 2-3 năm trước, tôi đã trả lời một câu hỏi trên một trang web như sau:
“Đối với những người ở độ tuổi đôi mươi, còn gì tuyệt hơn khi thức dậy sớm?” Bây giờ tôi đã 30 tuổi, có vẻ như tôi nên trả lời lại câu hỏi này.
Ba mươi là cái tuổi rất chơi vơi, đã quá già để đứng vào hàng ngũ những người trẻ, chưa đủ tuổi để nói với những người 40 tuổi trở về sau, không còn tin tưởng vào những điều mới mẻ, nhưng cũng chưa đủ già dặn để bảo vệ những điều cũ vốn đã trở thành khuôn khổ.
Khoảng vài năm trước, tôi thường xuyên được hỏi “Là một phụ nữ đã gần 30 tuổi, bạn nghĩ gì về bản thân?” Phụ nữ tuổi 30 dường như là một phái đặc biệt. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã viết sẵn hai kịch bản quảng cáo cho họ như sau: Hoặc là nhanh chóng trở về nhà làm bữa tối để cả nhà thưởng thức và khen ngợi, vui vẻ xử lý vết bẩn trên quần áo của con cái và luôn ở nhà quán xuyến trong ngoài, trở thành những bà nội trợ; hoặc tình duyên lận đận, bố mẹ giục lấy chồng rồi sinh con nhưng vẫn chưa chọn được ý trung nhân. Sau khi khóc lóc thảm thiết vào ban đêm, những người phụ nữ kiểu thứ hai sẽ quyết định sống cuộc sống của riêng mình.
Thực ra, những vấn đề mà “người phụ nữ 30” gặp phải về cơ bản không khác với “người đàn ông tuổi 30.”
Đừng kì vọng quá nhiều, trầm ổn là đủ
Họ đều nói: “Người quân tử không muốn làm tướng thì không phải là người lính giỏi.” Điều này có thể đúng, nhưng khi tôi quan sát những người xung quanh, phần lớn nỗi đau là do không quản lý được kỳ vọng.
Theo một nghĩa nào đó, bản chất của đau khổ bắt nguồn từ sự kỳ vọng quá mức vào thực tế không lường trước được. Và mục tiêu của tôi là ở lại dòng thứ hai và điểm nhấn là “trầm ổn”.
Tôi đã đọc tiểu sử của nhà triết học Isaiah Berlin (“Tiểu sử của Berlin” là cẩm nang cuộc sống quan trọng nhất của tôi trong hai năm qua) và nói về trải nghiệm sống lưu vong thời thơ ấu của tác giả, đó là luôn cố gắng làm hài lòng người khác: Một tình huống khó xử về đạo đức và cốt lõi trong cuộc sống của Isaiah là nỗ lực dung hòa tôn nghiêm của bản thân với bầu không khí xung quanh, mong muốn thích nghi với môi trường mới.”
Từ nhỏ nhân vật này đã trở thành bậc thầy về khả năng thích nghi với môi trường, nhưng lại luôn căm ghét bản thân, ghê tởm bản thân không thể kiểm soát được sự xu nịnh và hòa nhã như động vật ăn cỏ.
Nhiều người ắt hẳn cũng đã bị kiểm soát giống như vậy trong một thời gian dài. Tôi đã từng nghĩ rằng mong muốn làm hài lòng người khác là một phương châm sống của mình, nhưng sau này tôi phát hiện ra rằng vì tôi không muốn làm mất lòng người khác và không muốn tiêu hao tâm trí, sức lực của mình vào các cuộc xung đột, nhưng ngược lại điều này làm tiêu hao phẩm giá của chính tôi.
Có câu nói rất hay: “Đừng cười nhạo bản thân trước những người ngu ngốc. Họ sẽ coi thường và trở nên kiêu ngạo trước mặt bạn.”
Tôi dần phát hiện ra rằng trong mối quan hệ giữa các cá nhân, có thể thể hiện sự thờ ơ nhất định. Tôi không phải lo lắng quá nhiều về phản ứng của đối phương trước khi tôi nói; khi tôi trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình và khiến đối phương bị tổn thương hoặc không vui, tôi không cần phải hoảng sợ và tìm cách khắc phục. Mặt khác, thờ ơ đôi lúc lại cho phép mình tránh xa với những thông tin và cảm xúc dư thừa. Cách duy nhất để đối mặt với vấn đề là thờ ơ với những điều không đáng quan tâm dù còn sức sống và đam mê, quan tâm cho những điều thực sự đáng quan tâm.
Pháp luật và Bạn đọc