Trong kinh doanh, để đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững và có tên tuổi trên thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp đều nỗ lực tìm ra những chiến lược mới. Vậy chiến lược đó là gì, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ về chiến lược kinh doanh và 8 nguyên tắc thiết lập một chiến lược hiệu quả.
- Chiến lược kinh doanh là gì?
- Tầm quan trọng của một chiến lược kinh doanh là gì?
- 8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả
- Cách xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu
- Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh
- Một số lưu ý khi triển khai một chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn phối hợp và điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu và những kỳ vọng mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó. Đây được coi như là một bản kế hoạch có quy mô tổng thể được phân bổ và sắp xếp theo một trình tự.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Bản kế hoạch này bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động trong xuyên suốt quá trình phát triển doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh có hệ thống bài bản, sắp xếp hợp lý, chu toàn là điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ và mang về nguồn lợi nhuận cao nhất.
Tầm quan trọng của một chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, tầm quan trọng của nó bao gồm:
Tầm quan trọng của một chiến lược kinh doanh là gì?
- Giúp doanh nghiệp có thể vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, bên cạnh đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
- Nắm bắt được các cơ hội đầy đủ và các nguy cơ đối phó với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
- Khai thác và quản lý các nguồn lực nhân sự, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được lợi ích cá nhân và lợi ích chung nhằm hướng tới một mục đích chung.
8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả
Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần nắm vững 8 nguyên tắc sau đây.
Nắm rõ thị trường
Thấu hiểu mọi ngóc ngách về thị trường sẽ hình thành tư duy chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh để khác biệt
Hãy tạo ra ra mình những chiến lược kinh doanh mới, tránh và hạn chế lặp lại bước đi của các đối thủ. Bởi tiếp cận những giá trị khác biệt sẽ mang đến cho bạn thành công.
Một trong những nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh là tạo ra sự khác biệt
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu rất quan trọng, bởi nhóm khách hàng này không những làm tăng khả năng mua hàng mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều chi phí marketing.
Thay đổi để phù hợp
Sự nhạy bén trong việc thay đổi trong chiến lược kinh doanh là cơ hội để doanh nghiệp phát triển phù hợp với các xu hướng mới. Đây là cách để các doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Bạn cần phải chấp nhận và phải biết cách tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tăng lợi nhuận và vị thế của mình trên thương trường.
Cạnh tranh vì lợi nhuận là một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Học cách nói không
Khi đã thấu hiểu thị trường, khách hàng và xây dựng cho doanh nghiệp được các giá trị cam kết thì có một vài thứ chúng ta nên học cách nói không. Nói không phục vụ với một số tệp khách hàng, hay ngừng cung cấp các dịch vụ,… khi không cần thiết.
Tư duy có hệ thống
Hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác là điều kiện để bạn đưa ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cách xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu
Để giúp bạn vạch ra hướng đi đúng đắn, dưới đây Bizfly chia sẻ tới bạn 4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đây được coi là một trong những bước quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Khi thiết lập mục tiêu, bạn cần có cách hoạch định cụ thể để đạt được những mục tiêu ấy.
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Các yếu tố bạn cần chú ý trong quá trình xây dựng chiến lược là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và tái đầu tư.
Bước 2: Phân tích thị trường
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phân tích thị trường, hiểu các đối thủ cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Thông qua sự phân tích, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và vượt qua định hướng kinh doanh ngoài tầm với của doanh nghiệp để tránh rủi ro.
Bước 3: Xây dựng chiến lược bán hàng
Một chiến lược bán hàng được xây dựng theo một hệ thống tuần tự, tỉ mỉ sẽ giúp bạn có được doanh số khả quan và dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.
Để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn cần xây dựng được chiến lược bán hàng tối ưu
Bước 4: Đo lường và tối ưu
Đo lường và tối ưu được coi như là một quá trình kiểm duyệt và bổ sung sau khi đã lên kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh. Thông qua sự đo lường bạn có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, đúng thời điểm, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh
Sau đây là một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn nên biết.
Khả năng thương lượng hay ép giá của người mua
Để hạn chế bớt sức ép về giá cả, thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược kinh doanh phân loại khách hàng theo mức độ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ
Nắm bắt chính xác thời điểm nhạy cảm và lên kế hoạch thu thập tất cả các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh là phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho mình.
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ gây ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
Bên cạnh đó cũng là cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ đối thủ
Để tránh được sự bế tắc rơi vào nguy cơ bị đe dọa nhập nhành từ đối thủ, bạn cần quan tâm hơn đến nhiệm vụ phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Để sản phẩm, dịch vụ luôn được tối ưu về chất lượng, doanh nghiệp cần tạo ra chiến lược kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm thiểu giá thành.
Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của tổ chức
Đồng thời tăng cường những đặc tính nổi trội, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng quan tâm.
Khả năng thương lượng hay ép giá của người cung ứng
Các nhà cung ứng luôn muốn thu về mức lợi nhuận cao nhất cho mình, điều này kéo theo việc họ có thể quyết định giảm hoặc tăng chất lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp đã đặt mua.
Một số lưu ý khi triển khai một chiến lược kinh doanh
Trước khi xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công, bạn cần lưu ý một vài đặc điểm như sau.
Chú trọng vào dòng tiền
Kinh tế vĩ mô phức tạp, đối thủ cạnh tranh mạnh, chính vì vậy bạn cần chú trọng vào dòng tiền một cách chặt chẽ, tối ưu vận hành để chi phí thấp nhất, và luôn có khoản dự phòng cho các trường hợp rủi ro.
Đi từ thị trường ngách
Kinh doanh đi từ thị trường ngách là chiến lược kinh doanh tốn ít chi phí nếu bạn biết cách:
Một chiến lược kinh doanh bắt đầu từ thị trường ngách là giải pháp tối ưu chi phí hiệu quả
- Cung cấp một sản phẩm độc đáo, hấp dẫn cho nhóm khách hàng nhỏ.
- Hiểu được các nhu cầu chuyên biệt của từng nhóm khách hàng.
- Truyền tải đúng nội dung, thông điệp.
Phân tích rõ đối thủ cạnh tranh
Đối thủ luôn là người cạnh tranh với bạn từ sản phẩm đến khách hàng. Chính vì vậy, càng hiểu rõ và phân tích kỹ về đối thủ là cơ hội để bạn có chiến thuật kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Lắng nghe phản hồi của khách hàng
Để chiến lược kinh doanh được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, bạn cần lắng nghe, thu thập các ý kiến của khách hàng, nhận biết các xu hướng mới,… để điều chỉnh kế hoạch, sản phẩm của mình cho phù hợp.
Lắng nghe phản hồi khách hàng giúp chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn
Thích nghi với sự thay đổi
Trong chiến lược kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các phương án dự phòng và chấp nhận sửa đổi một số hoạt động kinh doanh để có thể thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh.
Áp dụng khoa học công nghệ mới
Công nghệ đang tác động rất mạnh mẽ đến cuộc sống và hoạt động của con người. Vì vậy, việc áp dụng khoa học công nghệ mới như: các phần mềm quản lý, công cụ bán hàng tối ưu,… sẽ giúp ích rất nhiều cho vận hành doanh nghiệp của bạn.
Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đến thành công. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình một chiến lược hợp lý và hiệu quả để đưa doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ trong tương lai.