Xuất xứ hàng hóa là thuật ngữ không còn quá xa lạ với những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tìm hiểu kỹ hơn những thông tin xoay quanh vấn đề này, mời bạn đọc cùng mình theo dõi bài viết sau đây!
{index}
Định nghĩa xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, định nghĩa về xuất xứ của hàng hóa như sau:
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Mục đích của xuất xứ hàng hóa là gì?
Để xuất khẩu hàng hóa, nguồn gốc của hàng hóa mang 3 mục đích sau đây:
Hưởng ưu đãi về thuế và quy trình làm thủ tục hải quan
Hưởng ưu đãi về thuế và quy trình làm thủ tục hải quan
Đối với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan khác nhau. Hiện nay chúng ta có 3 mức thuế, bao gồm thuế ưu đãi, thuế thường và thuế trả đũa. Các quốc gia sẽ căn cứ vào xuất xứ của các hàng hóa để xác định đâu là mặt hàng được hưởng những ưu đãi về thuế theo các thỏa thuận thương mại và đâu là không.
Ngoài ra, việc xác định nguồn gốc của hàng hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm thủ tục hải quan. Tên của nước xuất khẩu sẽ quyết định thái độ đối với mặt hàng đó. Theo đó, thủ tục hải quan có thể sẽ rất đơn giản hoặc phức tạp khó lường.
Để thực hiện chính sách thương mại
Giữa các nước, khối nước sẽ có những quy định về chính sách thương mại khác nhau. Việc xác định nguồn gốc của hàng hóa sẽ là biện pháp và công cụ để áp dụng các chính sách thương mại đó. Đặc biệt là trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá, chính sách thương mại sẽ căn cứ vào điều này để thực hiện các hành động chống phá giá hoặc áp dụng các loại thuế chống trợ giá một cách hiệu quả, khả thi hơn.
Thống kê thương mại
Thống kê thương mại
Mỗi một quốc gia đều có cơ quan thống kê thương mại các hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia đó. Việc xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sẽ là tiêu chí để đánh giá mối quan hệ hợp tác thương mại, chất lượng hàng hóa… Nhằm thực hiện các chiến lược hợp tác song phương và đa phương. Đồng thời duy trì và đẩy mạnh các mối quan hệ thương mại.
Đặc biệt, nguồn gốc của hàng hóa sẽ tạo ra một điểm nhấn, là điều gây ấn tượng khi nhắc đến quốc gia đó. Ví dụ, nhắc đến Pháp, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến rượu vang đỏ và các mặt hàng thời trang ấn tượng, nhắc đến Việt Nam sẽ là cà phê hoặc gạo, nhắc đến CuBa sẽ là đường mía…
Một số quy định liên quan đến nguồn gốc hàng hóa
Hiện nay, xoay quanh vấn đề này chúng ta có những quy định cụ thể như sau:
Quy định về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hoá
Điều 12 Chương 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ, Quy định về xuất xứ của hàng hóa như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định.
- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực nội dung hồ sơ đó.
- Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
- Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
- Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.
Quy tắc nguồn gốc hàng hóa ưu đãi
Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, nêu rõ quy tắc xuất xứ ưu đãi như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
Quy tắc hàng hóa không ưu đãi
Quy tắc hàng hóa không ưu đãi
Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, nêu rõ quy tắc nguồn gốc hàng hóa không ưu đãi như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ của hàng hóa (gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
- Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ không ưu đãi thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
Cách ghi nguồn gốc hàng hóa trên nhãn mác
Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi nguồn gốc của hàng hóa trên nhãn hàng hóa như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ của hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
- Cách ghi xuất xứ của hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
- Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
Kết luận
Với những thông tin về xuất xứ hàng hóa mà mình chia sẻ, hy vọng doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.