Có thể bạn đã biết HTTPS là hình thức nâng cao của HTTP. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS để cùng lý giải vì sao phải thay thế HTTP bằng HTTPS!
Nếu lướt web thường xuyên, bạn sẽ nhận ra URL bắt đầu bằng http: hoặc https:. Các trang web dùng giao thức HTTP để trao đổi thông tin giữa các server và client.
Thêm “s” tạo ra sự khác biệt lớn giữa hai giao thức này. HTTP và HTTPS có sự khác biệt về cấu hình và cách sử dụng. Hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt và cách dùng HTTP, HTTPS trong lập trình như thế nào nhé.
HTTP là gì?
HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một giao thức internet. Nó tạo điều kiện giao tiếp giữa các server và client hỗ trợ www (world wide web). Client web là các thiết bị như máy tính gia đình, điện thoại di động hoạt động giống như người tiêu dùng. Server quản lý, lưu trữ dữ liệu và thông tin, rồi cung cấp nó theo yêu cầu.
Client web và server giao tiếp với nhau khi một client gửi truy vấn HTTP. HTTP chuyển truy vấn tới server, rồi chuyển phản hồi quay lại client đó. Giao tiếp HTTP liên quan tới một số tiêu chuẩn quyết định thông tin được trao đổi. Chúng bao gồm những phương thức HTTP để mô tả bản chất của một truy vấn do client tạo ra.
Tuy nhiên, HTTP không an toàn. Client và server chuyển dữ liệu qua HTTP dưới dạng văn bản thuần túy, vì thế, bất kỳ ai chặn nó đều có quyền truy cập đầy đủ nội dung. Điều này có thể gây bất lợi khi bạn đang xử lý thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc thông tin ngân hàng.
Bạn sẽ nhìn thấy nhãn Not Secure mà trình duyệt hiện khi dùng HTTP. Nó thường đi kèm nội dung bên cạnh một icon cảnh báo, như ảnh bên dưới:
HTTPS là gì?
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức HTTP được mã hóa. Đúng như tên gọi, nó là một phiên bản bảo mật của HTTP. HTTPS dùng SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để mã hóa truy cập HTTP.
Giao thức TSL bảo mật thông tin liên lạc bằng hệ thống khóa công khai bất đối xứng. Loại hệ thống bảo mật này dùng một khóa để mã hóa dữ liệu trong server. Khóa công khai có sẵn với bất kỳ ai muốn tương tác an toàn với server này.
Dữ liệu HTTPS có thể trông giống như sau. Nó vô nghĩa với bất kỳ ai chặn nó:
ITM0IRyiEhVpa6VnKyExMiEgNveroyWBPlgGyfkflYjDaaFf/Kn3bo3OfghBPDWo6A
Mã hóa xảy ra khi server hay client truyền dữ liệu. Họ dùng mã khóa công khai để bảo mật dữ liệu mà chỉ một khóa riêng tư mới có thể giải mã. Chủ sở hữu có thể dùng hai khóa để kiểm soát truy cập dữ liệu server. Điều này gây khó khăn cho các hành vi truy cập dữ liệu bất hợp pháp.
Những web dùng HTTPS hiện một icon khóa trên thanh địa chỉ trình duyệt. Nó báo kết nối an toàn. Phần lớn web hiện tại đều dùng HTTPS để bảo mật dữ liệu của họ. Đây là điều đặc biệt cần thiết để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khi truy cập trang ngân hàng, dịch vụ công và thương mại điện tử.
Bảng so sánh HTTP và HTTPS
HTTP | HTTPS |
Tên đầy đủ của HTTP là Hypertext Transfer Protocol. | Tên đầy đủ của HTTPS là Hypertext Transfer Protocol Secure. |
Hiện trên thanh địa chỉ dưới dạng http://. | Hiện trên thanh địa chỉ dưới dạng https://. |
HTTP truyền dữ liệu qua cổng 80. | HTTPS truyền dữ liệu qua cổng 443. |
Được gửi đi dưới dạng văn bản thuần túy nên không an toàn và có thể bị tin tặc tấn công dễ dàng |
Dữ liệu được mã hóa khi gửi đi nên an toàn và khiến hacker khó tấn công. |
Chủ yếu được dùng trên web cung cấp thông tin như viết blog. | Nó là một giao thức bảo mật nên chủ yếu được dùng trên những web truyền dữ liệu nhạy cảm như ngân hàng, giao dịch thẻ tín dụng. |
Một giao thức lớp ứng dụng. | Một giao thức lớp vận chuyển. |
Không dùng SSL. | Dùng SSL cung cấp mã hóa dữ liệu. |
Google không ưu tiên web HTTP. | Google ưu tiên web HTTPS vì chúng an toàn. |
Tốc độ tải trang nhanh. | Tốc độ tải trang chậm hơn vì nó hỗ trợ thêm các tính năng như bảo mật… |
Tại sao thay HTTP bằng HTTPS?
Bạn có thể dùng HTTP cho web không chứa dữ liệu nhạy cảm. Vấn đề duy nhất ở đây là kẻ xấu có thể truy xuất và đưa dữ liệu vào web của bạn. Sau đó, bạn có thể bị theo dõi, phải xem nhiều quảng cáo khó chịu… Thế nhưng, mối đe dọa nguy hiểm hơn đó là mã độc, dính virus, thậm chí mất quyền quản trị web.
Chính vì thế, hầu hết web hiện tại đều dùng HTTPS để bảo mật dữ liệu, đặc biệt trên các web ngân hàng, cơ quan chính phủ và thương mại điện tử. Những trang dùng HTTPS đều được đăng ký chứng chỉ SSL bảo mật thông tin mà chúng truyền tải.
Cách dùng HTTPS
Bạn có thể chuyển web từ HTTP sang HTTPS bằng chứng chỉ SSL/TLS. Phần lớn nhà cung cấp dịch vụ internet đều bán hai chứng chỉ này dưới dạng một package. Một số web có thể chia sẻ một chứng chỉ tùy thuộc vào gói mà nhà cung cấp mạng đưa ra. Tất nhiên, bạn sẽ có chứng chỉ riêng nếu muốn cho web nhưng nó sẽ đắt hơn.