Hiện nay máy tính là phương tiện làm việc cũng như giải trí không thể thiếu. Dưới đây là một số hướng dẫn để cá nhân hóa các hình nền, giao diện của Windows 10 cho phù hợp với sở thích của mỗi người.
{index}
1. Thiết lập hình nền desktop và màn hình khóa mới
Một trong những cách dễ nhất mang giao diện mới tới cho desktop là chọn hình nền máy tính phù hợp với sở thích. Để làm việc này, hãy mở app Settings (dùng phím tắt Win + I nếu muốn) và vào phần Personalization.
Tại đây, trên tab Background, bạn sẽ tìm thấy vài lựa chọn liên quan tới hình nền desktop. Ở box thả xuống trong Background, chọn Picture để dùng duy nhất một ảnh. Nhấn nút Browse bên dưới để chọn ảnh trên máy tính.
Nếu không muốn dùng ảnh tĩnh, hãy thử chuyển nó sang dạng trình chiếu. Chọn thư mục ảnh trên máy tính và Windows sẽ thay đổi chúng theo khoảng thời gian bạn đã chọn.
Ở bên dưới, bạn có thể chọn tỷ lệ ảnh phù hợp với khung hình nếu chúng không cùng kích thước. Nếu không chắc chắn, Fill sẽ cung cấp cho bạn kết quả tốt nhất.
Tại cửa sổ hiện tại, hãy tới tab Lock screen để chọn ảnh cho màn hình đó. Giống như desktop, bạn có thể chọn một ảnh hoặc slideshow.
Thay đổi kích thước font
Nếu gặp khó trong việc đọc chữ trên máy tính, bạn có thể tăng kích thước font. Tăng cỡ font cũng tăng kích thước icon và những chương trình khác trên desktop.
- Mở app Settings, sau đó chọn System.
- Tùy chọn Display hiện ra. Dùng mũi tên thả xuống để tăng tỷ lệ hoặc giảm kích thước. Lưu ý, kích thước quá lớn có thể can thiệp vào cách một số biểu tượng hiện trên màn hình.
Sau khi tiến hành lựa chọn, mọi thay đổi sẽ được áp dụng ngay lập tức.
2. Tô màu cho Windows bằng màu sắc yêu thích
Tại cửa sổ Personalization, tới mục Colors nếu muốn dùng lựa chọn tùy biến dễ sử dụng khác. Hãy chọn màu yêu thích trong bảng, rồi áp dụng nó lên toàn bộ Windows.
Nếu không thích bất kỳ phần màu chuẩn nào, hãy mở Custom color cho điều khiển chi tiết hơn. Khi đã chọn màu yêu thích, hãy tích vào cả hai ô trong Show accent color on the following surfaces để áp dụng nó trên thanh tiêu đề ứng dụng cùng các nhân tố Windows khác như menu Taskbar và Start.
Ngoài menu này, bạn có thể tắt hiệu ứng trong suốt của Windows 10 và chọn giữa chế độ sáng & tối. Nếu ghét ánh sáng trắng lóa mắt, đây là cách hữu ích giúp giao diện Windows 10 trông tuyệt hơn.
Kích hoạt chế độ sáng hoặc tối
Windows 10 bao gồm 2 chế độ cá nhân hóa. Mặc định Windows luôn ở chế độ sáng (Light) và hoạt động tốt suốt cả ngày. Chế độ tối (Dark) của Windows sử dụng bảng màu tối cho nền và các phần khác của hệ điều hành cùng những ứng dụng được hỗ trợ. Ngoài ra, đây cũng là tùy chọn phù hợp hơn với môi trường ánh sáng yếu.
Để chuyển giữa chế độ sáng và tối, hãy làm theo những bước sau:
- Mở Settings.
- Click Personalization.
- Click Colors.
- Hãy dùng menu thả xuống Choose your color và chọn chế độ Light hoặc Dark.
3. Đặt ảnh đại diện cho tài khoản
Ảnh đại diện màu xám mặc định cho tài khoản người dùng trên Windows 10 thật nhàm chán. Bạn có thể cá nhân hóa tài khoản bằng một hình tùy biến, đặc biệt hữu ích trên hệ thống đa người dùng.
Để làm việc này, tới Settings > Accounts > Your info. Tại đây, bạn có thể chọn Camera để chụp ảnh bằng webcam hoặc Browse for one để upload hình từ máy tính.
Sau đó, bạn sẽ thấy icon này xuất hiện ở một số nơi trên giao diện Windows.
4. Sửa lại menu Start
Menu Start là một thành phần không thể thiếu trên Windows 10. Tại đây, bạn có thể tìm thấy ứng dụng, cài đặt và file lưu trên hệ thống.
Windows 10 cung cấp rất nhiều cách để tùy biến menu Start, một vài trong số cài đặt có thể được tinh chỉnh ngay trong menu Start, một số lựa chọn bổ sung có thể được cấu hình qua app Settings.
Thay đổi cài đặt menu Start
Để tùy biến cài đặt menu Start bằng app Settings, hãy dùng những bước sau:
- Mở Settings.
- Click Personalization.
- Click Start.
- Trang Start bao gồm một số tùy chọn bạn có thể tùy biến:
- Show more tiles on Start – Cho phép bạn thêm cột thứ 4 của các ô vừa khít tối đa 8 ô nhỏ trong một hàng.
- Show app list in Start menu – Vô hiệu hóa tùy chọn này sẽ loại bỏ toàn bộ danh sách ứng dụng chỉ có quyền truy cập Live Tiles đã ghim. Bạn có thể tiếp tục mở chúng bằng cách click nút All apps ở bên trái phía trên cùng hoặc gõ một từ khóa tìm kiếm để mở menu này.
- Show recently added apps – Nếu không thích xem danh sách app đã thêm gần đây, hãy tắt tùy chọn này.
- Show most used apps – Menu Start liệt kê danh sách nhiều app sử dụng thường xuyên hơn, nhưng bạn có thể vô hiệu hóa lựa chọn này nếu chỉ muốn thấy toàn bộ app.
- Occasionally show suggestions in Start – Tắt tùy chọn này để chặn đề xuất từ Microsoft Store.
- Use full screen – Kéo dài menu toàn màn hình, cho phép bạn thấy nhiều ô app đã ghim mà không cần phải cuộn màn hình.
5. Dọn dẹp & sắp xếp gọn gàng màn hình máy tính
Quá nhiều icon trên desktop có thể cản trở tầm nhìn của bạn. Nhiều người dùng desktop như một “bãi rác” chứa tập tin mà nhiều khi họ còn không biết phải làm gì với chúng. Theo thời gian, màn hình máy tính sẽ trở nên lộn xộn.
Một vài bước dọn dẹp nhanh sẽ khiến desktop sạch đẹp hơn. Nếu bạn đang ở trong tình huống trên, hãy thử giải pháp bên dưới:
Ẩn icon hệ thống trên desktop
Đầu tiên, bạn có thể muốn ẩn các icon Windows mặc định như This PC để chúng không làm lãng phí không gian. Đầu tiên, hãy tới Settings > Personalization > Themes > click Desktop icon setting ở bên phải cửa sổ.
Thao tác này sẽ mở ra một cửa sổ nhỏ mới. Tại đây, bạn có thể bỏ tích bất kỳ icon Windows không muốn hiển thị nữa.
Sắp xếp icon trên desktop
Tiếp theo, bạn có thể tận dụng một vài công cụ sắp xếp icon bằng cách click chuột phải vào không gian trống trên desktop và chọn View. Thao tác này cho phép bạn thay đổi kích thước icon, tự động sắp xếp chúng và kéo nhanh toàn bộ icon vào khung lưới.
Nếu thích, thậm chí bạn có thể bỏ tích Show desktop icons để ẩn toàn bộ chúng. Lưu ý rằng thao tác này không xóa file của bạn. Đơn giản, nó chỉ di chuyển icon. Bạn vẫn có thể duyệt file trên desktop bằng File Explorer.
Khi đã có bố cục trực quan như ý muốn, hãy dùng tùy chọn menu Sort by để tự động liệt kê icon desktop theo tiêu chí khác nhau.
Nếu muốn giải pháp mạnh mẽ hơn, bạn có thể dùng công cụ bên thứ ba như Fences để thu gọn các icon trên desktop.
Cách tùy biến taskbar trên Windows 10
Taskbar có lẽ là một trong số các nhân tố thiết yếu trên Win 10. Bạn có thể tùy biến nó theo nhiều cách qua Cài đặt.
- Thay đổi cài đặt taskbar: Mở Settings > Personalization > Taskbar.
- Ở trang Taskbar, bạn có thể thay đổi nhiều cài đặt, bao gồm:
- Lock the taskbar – Khi được bật, bạn không thể di chuyển hay chỉnh lại kích thước của thanh tác vụ này. Nết tắt, bạn có thể click & kéo thanh tác vụ tới bất kỳ cạnh màn hình. Bạn kéo cạnh của thanh này để thay đổi chiều cao của nó.
- Automatically hide the taskbar in desktop mode – Nếu bật, thanh sẽ bị ẩn, trừ khi bạn đang tương tác với nó ở chế độ bình thường.
- Automatically hide the taskbar in tablet mode – Nếu bật, thanh sẽ bị ẩn, trừ khi bạn đang tương tác với nó ở chế độ máy tính bảng.
- Use small taskbar buttons – Cho phép bạn dùng các nút bấm nhỏ hơn để giảm footrpint của taskbar.
- Show badges on taskbar buttons – Các ứng dụng trong thanh tác vụ có thể hiện thông báo trạng thái. Tùy chọn này cho phép bạn tắt hoặc bật tính năng này.
6. Tùy biến âm thanh Windows
Không chỉ diện mạo, bạn còn có thể tùy biến cả âm thanh Windows 10. Chỉ cần vài thao tác là bạn có thể thay đổi âm thanh mặc định của Windows 10 rồi đấy.
Hãy tới Settings > System > Sound và click liên kết Sound Control Panel ở bên tay phải. Trong cửa sổ kết quả, chuyển sang tab Sounds.
Tại đây, bạn sẽ thấy một danh sách các tác vụ mà Windows phát âm thanh. Những hoạt động chứa âm thanh sẽ có icon hình chiếc loa bên cạnh. Hãy đánh dấu một mục bạn muốn xem trước, sau đó, click nút Test để nghe. Để thay thế âm thanh, hãy click vào nó và chọn âm thanh mới từ menu thả xuống.
Nếu không tìm thấy âm thanh yêu thích, hãy click nút Browse để chọn file từ máy tính. Lưu ý rằng toàn bộ âm thanh Windows phải ở dạng WAV.
7. Làm đẹp Windows 10 bằng Rainmeter
Không có cuộc thảo luận nào về cách làm Windows 10 trở nên tuyệt hơn mà thiếu sự có mặt của Rainmeter. Đây là công cụ tùy biến desktop độc đáo, phù hợp với người dùng nâng cao hơn – những người chưa thỏa mãn với những giải pháp kể trên.
Do tính năng đa dạng của Rainmeter nên nó có thể hơi khiến người mới dùng choáng ngợp.
Gợi ý một số skin Rainmeter tốt nhất để thay đổi giao diện desktop Win 10
Skin màn hình hệ thống Rainmeter
Màn hình hệ thống là nguồn thông tin tuyệt vời trên desktop. Bạn có thể thấy thông tin như nhiệt độ CPU, mức sử dụng RAM, dung lượng ổ cứng còn trống.
- Illustro Monitor là một skin đơn giản, cung cấp tại thời gian thực các chỉ số về mức sử dụng CPU, dung lượng ổ cứng, hiệu suất mạng.
- Flat là skin đơn giản, có sẵn cả hai phiên bản tối & sáng để bạn dùng trên mọi kiểu hình nền và background. Nó có các chức năng giám sát hệ thống mà bạn mong đợi.
Skin đồng hồ Rainmeter
Những skin này không chỉ cung cấp thời gian mà còn cả sắc màu cho background Rainmeter.
- Soonex: Skin đồng hồ thanh lịch cho bạn thấy thời gian nhanh chóng. Nó trông tuyệt nhất khi được dùng ở kích thước lớn và nằm giữa desktop.
- ASTRO Weather: Skin đồng hồ hấp dẫn hiện thời gian và ngày kèm thông tin thời tiết cụ thể.
- Exmouth black: Một skin đồng hồ đơn giản nhưng vẫn nổi bật với kiểu font tinh tế, giống chữ viết tay.
Cách chỉnh màn hình Win 10 về mặc định
Nếu muốn đưa giao diện desktop Win 10 về trạng thái mặc định ban đầu, hãy làm theo các bước sau:
- Đầu tiên, bật PC và click chuột phải vào desktop. Tới Personalization.
- Cuộn xuống và tìm Themes ở bảng bên tay trái.
- Khi cửa sổ Themes mở ra, ở bên tay phải, tìm Related settings.
- Truy cập nó, click Desktop icon settings.
- Một hộp thoại sẽ xuất hiện, tại đây, click Restore to Default.
- Click OK và Apply.
Thế là xong. Màn hình máy tính Win 10 của bạn sẽ trở về trạng thái mặc định.
Với hình nền đẹp mắt, âm thanh chất lượng cao, màu sắc rực rỡ cùng một màn hình desktop, menu Start được sắp xếp gọn gàng, Windows 10 của bạn sẽ bắt mắt, sống động, khác biệt và tuyệt vời hơn bao giờ hết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tùy biến giao diện và có cảm xúc tươi vui hơn mỗi khi đăng nhập máy tính Win 10.