1. Một hôm, vị thiền sư và người đệ tử của ông ngồi nói chuyện cùng nhau. Người đệ tử này nói:
– Thưa thầy! Khoảng thời gian này, con cảm thấy cuộc sống vô cùng thống khổ, vô vị. Thực sự là khiến con phải phiền não.
Vị thiền sư không nói gì mà dẫn người đệ tử của ông tới một mảnh đất trống rồi hỏi:
– Con hãy ngẩng đầu lên xem, con nhìn thấy gì nào?
Người đệ tử trả lời:
– Thưa thầy, con nhìn thấy bầu trời rộng lớn ạ!
Vị thiền sư lại nói:
– Bầu trời rất rộng lớn phải không? Nhưng ta lại có thể dùng một bàn tay mà che khuất được cả bầu trời đấy!
Người đệ tử nghe xong, tỏ vẻ không tin. Vị thiền sư liền dùng một bàn tay và che lên hai mắt của đệ tử rồi hỏi:
– Con bây giờ có còn trông thấy bầu trời nữa không?
Thiền sư lại nói tiếp:
– Trong cuộc sống, một chút thống khổ, một chút phiền não, một chút trở ngại cũng giống như bàn tay này. Chúng ta nhìn thì thấy nó rất nhỏ, nhưng nếu không bỏ nó xuống mà cứ đặt nó ở trước mắt mình, đặt nó ở trong lòng mình thì nó sẽ che khuất bầu trời quang đãng của chúng ta. Thế là, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất ánh mặt trời, bỏ lỡ mất bầu trời trong xanh và những áng mây sắc màu đẹp đẽ.
2. Có một người phàn nàn với một vị lão hòa thượng: Thưa thầy! Vì sao mà con cố gắng thế nào cũng không thành công? Cũng niệm kinh, làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thấy cải biến gì?
Lão hòa thượng: Vậy, ta cho ngươi 500 nghìn có được không?
Người khách: Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!
Lão hòa thượng: Ta là muốn ngươi làm giúp ta một việc.
Người khách: Thưa thầy, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối làm tốt giúp thầy.
Lão hòa thượng: Ngươi hãy giúp ta mua một chiếc xe ô tô.
Người khách (giật mình hoảng hốt): Thưa thầy, 500 nghìn sao có thể mua xe ô tô được chứ!
Lão hòa thượng: Ngươi biết 500 nghìn không mua được xe ô tô? Thế nhưng mà trên đời này có rất nhiều người vắt hết óc để suy nghĩ làm sao chỉ phải trả một chút thôi mà lại muốn đạt được rất nhiều thứ đấy!
Thành công nào cũng cần phải trả 1 cái giá nào đó. Khi mà chúng ta chưa nỗ lực đủ, chưa trả giá đủ thì thành công sẽ không thể đến với chúng ta. Tuy nhiên, “cái giá phải trả cho sự thành công, lúc nào cũng rẻ hơn cái giá phải trả cho sự tầm thường” phải không bạn!
3. Một thanh niên tới tham vấn sư thầy: “Thưa thầy, có người khen con thông thái, có người lại bảo con ngốc nghếch, vậy con nên nghe theo ai?”.
Sư thầy đáp: “Nên nghe theo ai ư, vậy con nghĩ sao về bản thân mình?”
“Một nắm gạo trước mắt bà nội trợ sẽ trở thành bát cơm chín, nhà buôn rượu sẽ nhìn thấy lít rượu ông ấy sắp bán, nhưng thực chất nó vẫn là nắm gạo thôi. Con là người như thế nào bản thân con nên tự ý thức về mình, sao phải nghe theo ai đó nhận xét làm gì?”.
4. Một thiếu thiên hỏi nhà hiền triết: “Làm sao một người vừa làm hài lòng bản thân mà cũng khiến người khác vui vẻ?”
Nhà hiền triết đáp: Có bốn trạng thái giúp con người đạt đến cảnh giới diệu ảo như vậy:
– Thứ nhất, hãy “đối đãi bản thân như người khác” như vậy gạt bỏ được cái tôi
– Thứ hai hãy “đối đãi người khác như chính mình” như vậy là đạt được lòng từ bi
– Thứ ba “hãy đối đãi mọi người như nhau” để đạt được trí huệ
– Và cuối cùng “hãy hiểu đúng chính mình” để được giải thoát.
5. Xưa có một hòa thượng trẻ tuổi đến bái kiến vị hòa thượng trụ trì và hỏi: “Sư phụ! Vì sao mà con luôn cảm thấy mấy năm gần đây, con rất khó tiến bộ, khó tiếp nhận những điều mới, khó có thể đột phá?”
Hòa thượng cười và nói: “Để ta mời con một chén nước đi!”
Vừa nói dứt lời, hòa thượng đưa tay cầm chiếc ấm trên bàn rồi rót nước vào chiếc chén mời hòa thượng trẻ tuổi. Nước rất nhanh đầy chén, nhưng vị hòa thượng không dừng tay mà vẫn tiếp tục rót.
Hòa thượng trẻ tuổi nghĩ rằng sư phụ lơ đễnh nên vội vàng nhắc nhở ông: “Sư phụ! Nước trong chén đã đầy tràn rồi kìa!”
Hòa thượng ý vị thâm sâu, nói với đồ đệ của mình: “Rót tiếp một chút đi! Nói không chừng còn có thể đầy thêm được một chút nữa!”
Hòa thượng trẻ tuổi kia cười và nói: “Chén đã đầy rồi, thầy có rót thế nào cũng không thêm vào được đâu!”
Vị hòa thượng thở dài: “Con nói rất có đạo lý! Kỳ thực, không chỉ có nước là như thế đâu, đời người chẳng phải cũng giống như thế sao?”
Đệ tử nghe xong trong lòng chấn động, nói: “Đúng vậy! Đời người cũng có đạo lý ấy. Trong lòng nếu cất chứa quá nhiều điều gì đó thì sẽ không còn chỗ để cất chứa những thứ khác nữa.”
Vì vậy, nếu như trong cuộc đời, một người luôn dung nạp đầy những thứ xấu thì làm sao có thể cho thêm những điều tốt đẹp vào được? Chúng ta cần phải tu dưỡng bản thân, đổ ra những thứ dơ bẩn trong tâm mình thì mới có chỗ chứa đựng những điều tốt đẹp được. Mỗi ngày đổ ra một chút xấu, thêm vào một chút tốt đẹp thì cuối cùng sẽ trở thành một người thực sự tốt đẹp!
“Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ” Lawrence Keymakers