Cúng ông Công ông Táo là công việc không thể thiếu trước thềm năm mới. Theo quan niệm xưa, tiễn ông Táo về trời tượng trưng cho mong ước may mắn trong năm mới. Cứ đến tháng 12 Âm lịch hàng năm, người dân Việt lại cùng nhau chuẩn bị tiễn ông Táo về trời. Đây là truyền thống đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam.
Vào khoảng những ngày từ 20 đến 23 tháng Chạp, các gia đình bắt đầu sửa soạn mâm cỗ cũng ông Công ông táo. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Việc thờ cúng là một cách thể hiện mong muốn gia đình luôn hạnh phúc và ấm áp.
Ngoài ra, ông cha ta còn cho rằng Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà. Do vậy, để được các Ngài phù hộ, người ta thường làm lễ tiễn chầu Trời rất trọng thể.
Chuyên gia phong thủy đã có những góp ý để các gia đình cúng ông Công ông Táo trọn vẹn hơn. Trong đó, bà nhấn mạnh thời gian cúng cũng như những điều kiêng kỵ mà chúng ta cần tránh.
Đồ cúng ông Táo cần những gì?
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thông thường, đồ cúng gồm có:
– Tiền vàng
– 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn.
Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo quân. Mâm cỗ mặn cúng ông Táo gồm:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Hiện nay, nhiều gia đình thường thay đổi các món ăn có trong mâm cúng sao cho phù hợp thời tiết hoặc điều kiện chuẩn bị.
Thông thường đồ cúng, đỗ lễ còn có trà, bánh, kẹo…với mong muốn Táo quân “ngọt giọng”. Chuyên gia cũng lưu ý rằng không yêu cầu bắt buộc phải có đủ những món mặn ở trên. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Khung giờ vàng cúng ông Công ông Táo để may mắn cả năm 2022 Nhâm Dần
Theo truyền thống, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch). Người Việt quan niệm vào ngày này, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Do đó, nhiều người xem đây là thời điểm lý tưởng để làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Chuyên gia cho biết người dân không nhất thiết phải làm lễ cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp.
Theo tín ngưỡng dân gian sau khi lên Thiên đình báo cáo, các vị thần mới có thể được thư thái nghỉ ngơi. Thế nên sau lễ cúng rước, người dân mới quét rác, dọn dẹp nhà cửa, chỉnh sửa ban thờ và không gian tâm linh thờ cúng. Do đó việc bao sái bát hương hay dọn dẹp ban thờ trước lễ cúng là rất sai.
Tuy nhiên vẫn phải ghi nhớ là nên làm lễ cúng ông Công ông Táo trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp nhưng dọn dẹp, bao sái ban án thờ thì thoải mái vào ngày 24, 25, 26, 27… tháng Chạp không nhất thiết phải bao sái đúng ngày 23 tháng Chạp.
Khi cúng ông Công ông Táo không có kiêng kỵ vào buổi sáng hay buổi chiều hay vào một ngày cụ thể bắt buộc nào chỉ có lưu ý ngày cuối là ngày 23 tháng Chạp phải cúng trước giờ Ngọ từ 11h đến 13h.
Các gia chủ nào muốn chọn giờ đẹp cúng ông Công ông Táo để có được may mắn cả năm thì có thể tham khảo các giờ đẹp theo Ngọc Hạp Thông Thư như sau:
Ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 23/1 Dương lịch) giờ đẹp từ 5h đến 7h sáng hoặc từ 15h đến 17h.
Ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 24/1 Dương lịch) giờ đẹp từ 7h đến 9h sáng hoặc từ 15h đến 17h.
Ngày cuối cùng là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 25/1 Dương lịch) giờ đẹp từ 9h đến 11h.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Những kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp cần lưu ý
– Không cúng ông Công ông Táo quá sớm tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng chạp tức 20 tháng 12 âm lịch trở ra.
– Không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.
– Người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch.
– Cúng ông Công ông Táo người cúng không được ăn cá chép, ăn tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu rắn, rượu cao hổ cốt… Tất nhiên là sẽ không được ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép… có mùi hôi mùi tanh…
– Không mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết vừa làm ô nhiễm môi trường vừa đen đủi. Nếu phóng sinh cá chép phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được…
– Tối hôm trước hôm cúng ông Công ông Táo kiêng sinh hoạt vợ chồng.
– Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
– Cúng ông Công ông Táo khi hành lễ ăn mặc chỉn chu sạch sẽ gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, ăn mặc hở hang…
Tổng hợp