Mỗi một kì nghỉ thường là một cơ hội tốt để thay da đổi thịt. Bài viết hôm nay muốn chia sẻ với các bạn 4 “nơi trú ẩn” nhỏ điển hình mà bạn có thể đem theo bên mình bất cứ lúc nào, có sách ở bên, bạn hoàn toàn không đơn độc.
William Somerset Maugham từng nói rằng, đọc sách, với ông mà nói, đó là nơi trú ẩn mà ông có thể mang theo bên mình.
Bất kể là trên đường hay ở nhà, tôi luôn thích đặt một cuốn sách bên cạnh mình, rồi một mình yên tĩnh đọc sách.
Đặc biệt là trong các chuyến du lịch, cơ thể bạn dù đang thả theo chiếc máy bay hay tàu hỏa, nhưng tư tưởng vẫn có thể đắm chìm trong các cuốn sách, chìm đắm trong thế giới nhỏ của mình rồi thả hồn theo tiết tấu của bản thân.
Mỗi một kỳ nghỉ thường là một cơ hội tốt để thay da đổi thịt. Bài viết hôm nay muốn chia sẻ với các bạn 4 “nơi trú ẩn” nhỏ điển hình mà bạn có thể đem theo bên mình bất cứ lúc nào, có sách ở bên, bạn hoàn toàn không đơn độc.
01
“Cuốn theo chiều gió” – Tác giả: Margaret Munnerlyn Mitchell
Nữ văn sĩ nổi tiếng người Mỹ, Margaret Munnerlyn Mitchell, trong suốt cuộc đời mình, bà chỉ viết một cuốn sách đầy đủ, nhưng chỉ riêng cuốn “Cuốn theo chiều gió” thôi cũng đủ để xác lập vị trí không thể lay chuyển của bà trong lịch sử văn học thế giới. Năm 1937, bà Mitchell đoạt giải Pulitzer cho cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”.
Cuốn sách lấy bối cảnh cuộc Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861 với mối quan hệ yêu – ghét giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler làm tuyến chính, mô tả đời sống xã hội ở khu vực miền Nam nước Mỹ.
Nhân vật nữ chính Scarlett vốn là tiểu thư của đồn điền Tara thuộc miền Nam nước Mỹ, bằng sức mạnh và sự dũng cảm của mình, cô gái miền Nam ấy đã tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến
Nhân vật Scarlett được tác giả Mitchell mô tả không phải là một người phụ nữ hoàn hảo, cô ấy có ưu điểm và cả nhược điểm. Mitchell đã đem tới cho người đọc một Scarlett bằng xương bằng thịt một cách vô cùng chân thực, cho chúng ta thấy sự trưởng thành vượt bậc của cô qua những thất bại, và thậm chí còn thay đổi số phận của cả gia tộc.
02
“To read or not to read, that is my question” – Tác giả Jimmy Liao
Câu chuyện bắt đầu với những suy nghĩ vụn vặt của con trai chủ tiệm sách:
Tiệm sách trên phố, có lẽ sắp phải đóng của rồi.
Những người trước kia thường tới tiệm đọc sách giờ đã ít đi rất nhiều, ông chủ tiệm sách rất phiền não, ông nói con trai mình tập hợp một vài người thường tới tiệm sách để cùng nhau thảo luận: “Mọi người bây giờ có còn thích đọc sách hay không?”
Ông chủ tiệm sách đã soạn ra rất nhiều câu nói hay mà ông đọc được trong quá trình đọc sách, với hi vọng truyền tải được những thứ đẹp đẽ tới cho mọi người.
Người lớn thì luận điệu cũ rích, trẻ con thì hiếu thắng, họ có rất nhiều lời muốn nói.
Giữa cuộc tranh luận đọc hay không đọc sách, lũ trẻ phát hiện ra bản thân mình không hề ghét đọc sách tới vậy, chúng chỉ là ghét cái tư tưởng hạn chế và bị đối xử khác biệt. Thứ chúng muốn, chỉ là sự tự do khi đọc những cuốn sách mà mình muốn.
Tác giả Jimmy sử dụng phong cách hội họa thường thấy của mình để tái hiện và biên soạn nên một giấc mơ đọc sách mơ mộng mà đẹp đẽ, ấm áp mà cô đơn cho chúng ta.
03
“What Life Could Mean to You” – Tác giả: Alfred W. Adler
Alfred W. Adler, Carl Gustav Jung và Sigmund Freud, được xem là “ba người khổng lồ trong lĩnh vực tâm lý học”.
Tác giả Adler đã tạo ra “Tâm lý cá nhân”, tập trung vào những khía cạnh tích cực của bản chất con người, tin rằng “tự ti mang lại sự siêu việt, khiếm khuyết mang lại sự bù đắp”, và ủng hộ những tính tốt vốn có của bản chất con người.
Cuốn sách tâm lý học kinh điển “What life could mean to you” này là kiệt tác của Adler và được coi là “tác phẩm kinh điển về tâm lý học phải đọc cho người hiện đại.”
Về sự mặc cảm tự ti và sự siêu việt, tác giả Adler cho rằng mỗi chúng ta đều có những mức độ mặc cảm khác nhau. Tự ti không có gì ghê gớm, mấu chốt nằm ở chỗ, bạn hiểu được sự kém cỏi của bản thân, và rồi bạn vượt qua khó khăn, vượt lên chính mình như thế nào.
Ngoài ra, trong cuốn sách, tác giả Adler cũng chia sẻ về mối quan hệ giữa tinh thần và thể chất, con người và xã hội, tình yêu và hôn nhân, ảnh hưởng của học đường và gia đình, dẫn dắt chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lý, hiểu rõ bản thân và bứt phá bản thân.
04
“Peak: Secrets from the New Science of Expertise” – Tác giả: K. Anders Ericsson và Robert Pool
Làm thế nào để nhanh chóng cải thiện khả năng, biến mình từ một người mới thành một người thành thạo trong một lĩnh vực? Câu trả lời được nhà tâm lý học nổi tiếng Eriksson đưa ra là: thực hành có chủ đích.
Trọng tâm của thực hành có chủ đích là thực hành có mục đích: có mục tiêu cụ thể được xác định rõ ràng, tập trung, bao gồm cả tự phản hồi và thoát ra khỏi vùng thoải mái.
Là một cuốn sách tự lực, tác giả Eriksson đã đưa ra những gợi ý hữu hiệu để “trở thành một người xuất chúng”: chỉ bằng cách tạo ra hứng thú, nắm bắt phương pháp, có chủ ý luyện tập với chất lượng và phản hồi hiệu quả, bạn mới có thể không ngừng tiến bộ.
Đối với tất cả những ai có ước mơ, thực hành có chủ đích là tiêu chuẩn vàng và là phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Đọc sách giống như xuyên qua cánh cửa thần kì một cách vô hình vậy.
Độ sâu trong việc đọc của bạn quyết định tầm cao của cuộc đời bạn. Dù bằng cách nào, đọc sách luôn có thể mang lại cho chúng ta tư duy và sự trưởng thành về tâm hồn.
Hãy đọc một cuốn sách hay trong một kỳ nghỉ nào đó, cảm nhận sự va chạm của ngôn từ và cảm xúc, hãy để sách làm phong phú tâm hồn của bạn, và cùng sách bắt đầu một chuyến hành trình của tâm hồn…
Theo Alexx