Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu” chưa? Tất cả đều có lý do. Những người thực sự giàu có biết rằng nếu muốn kiếm tiền, bạn phải chi tiêu nó và sau đó sử dụng số tiền đó đúng chỗ để đạt được hiệu quả “tiền đẻ ra tiền”.
Ở những người giàu có, họ đều có 2 điểm chung dưới đây:
Keo kiệt trong 3 chuyện
1. “Keo kiệt” với những chi tiêu không cần thiết
Người giàu biết rằng tiền sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu như bạn không có kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư một cách hợp lý. Thay vì phung phí mua sắm những món đồ không cần thiết, chi tiêu xa xỉ, vay mượn dùng trước trả sau… thì bạn nên học cách đầu tư số tiền cho những khoản chi này để đầu tư hoặc đơn giản là tiết kiệm.
Nếu không có một kế hoạch chi tiêu thích hợp cho mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái vung tay quá trán, tiền ra như nước, tiền vào nhỏ giọt. Cứ như thế, đến bao giờ bạn mới giàu nổi đây? Chỉ khi thay đổi suy nghĩ từ việc chi tiêu vô tội vạ thành tận hưởng những thứ sẵn có thì bạn mới thấy được những thay đổi tích cực trong tài chính của bản thân. Vì vậy, keo kiệt là không tốt nhưng đôi lúc, bạn cũng nên keo kiệt một chút đối với túi tiền của mình.
2. “Keo kiệt” với thời gian
Người ta thường nói thời gian sẽ thành tiền bạc nhưng người giàu lại thấy rằng thời gian và tiền bạc là như nhau. Người có tiền rất khắt khe trong việc quản lý thời gian. Với họ, thời gian là tiền bạc và sẽ không để lãng phí điều đó một cách tùy tiện.
Bạn đã thấy người giàu nào nhàn rỗi chưa? Nếu có cũng là những khoảnh khắc mà họ “chắt chiu” được trừ những lúc đầu tắt mặt tối mà thôi. Hầu hết, lịch trình của những tỷ phú, đại gia đều dày đặc, họ có nhiều việc để làm và nhiều thứ để quan tâm hơn những người khác.
Tất nhiên, thay vì nghĩ ngợi hôm nay xem phim gì, họ sẽ chọn xem xét nên đầu tư vào cái gì. Thậm chí nếu để ý, bạn có thể thấy khi nói chuyện, người giàu cũng thường đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo mất thời gian.
Thời gian của người giàu thường cần được chắt bóp. Nếu bạn thấy mình vẫn đang nghèo, hãy xem xét lại cách sử dụng thời gian của mình. Quan niệm rộng rãi về thời gian là điều khiến bạn dễ trở nên nghèo nàn. Muốn giàu có, đừng hào phóng thời gian của mình mà hãy trân trọng từng phút giây để giúp bản thân phát triển hơn mỗi ngày.
3. “Keo kiệt” thỏa hiệp với bản thân
Càng nghèo, họ càng đánh mất bản thân giữa thỏa hiệp và do dự. Ban đầu, họ lên kế hoạch cho điều gì đó với sự tự tin, chẳng hạn như quyết tâm đăng ký các khóa học để phát triển học vấn hay sự nghiệp, nhưng rồi khi gặp một chút khó khăn hay sự lười biếng sẽ kéo họ lại, khiến mọi thứ đi lệch quỹ đạo đã vạch ra.
Người nghèo sẽ muốn thỏa hiệp khi gặp nhiều vấn đề. Khi gặp khó khăn, họ lại thu mình lại, không ngừng thỏa hiệp và nghi ngờ bản thân. Kiểu suy nghĩ này thực sự là nguyên nhân sâu xa khiến họ ngày càng nghèo đi. Chỉ có củng cố niềm tin và không lựa chọn thỏa hiệp hay bỏ cuộc giữa chừng, bạn mới có thể đạt được những thành tựu mình mong đợi và thành công trên con đường đã chọn.
Hào phóng xuống tiền với 2 thứ
1. Kiến thức
Trình độ nhận thức của một người quyết định thu nhập của người đó. Đương nhiên, thu nhập của người đó sẽ không bao giờ vượt quá trình độ nhận thức của họ. Đây là lý do tại sao người ta nói rằng nhiều người kiếm tiền bằng may mắn, nhưng cuối cùng lại mất tiền bằng khả năng.
Như chúng ta đã biết, tỷ phú Lý Gia Thành chỉ mới tốt nghiệp tiểu học nhưng điều này không ngăn cản ông trở thành người Trung Quốc giàu nhất châu Á và thế giới. Đơn giản vì ông luôn không ngừng học hỏi và tìm tòi. Bạn chỉ có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi bạn tiêu nó “trong đầu”.
2. Sức khỏe
Người giàu luôn hiểu rằng không có sức khỏe, mọi thứ đều là con số không. Vừa có tiền, vừa có sức khỏe thì đó là phú quý. Một số người làm việc cật lực nhưng không bao giờ quan tâm đến cơ thể của mình. Họ gọi đó là “nỗ lực” nhưng điều đó là ngu ngốc và vô lý. Một số khác cho rằng đồng tiền làm ra rất cực khổ nên không dám dùng đồ tốt vì nghĩ như thế là hoang phí nhưng lại quên mất rằng sức khoẻ mới là điều quan trọng nhất, có sức khoẻ mới kiếm ra tiền.
Ngay cả khi bây giờ bạn nghèo, một khoản đầu tư nhỏ cho sức khỏe cũng là điều nên làm. Ngay cả khi chỉ 1% tiền của bạn được đầu tư vào sức khỏe, thì điều đó cũng rất đáng giá và là khoản chi có lời.
Theo Thể thao & Văn hóa